Khủng hoảng nước đe doạ an ninh lương thực toàn cầu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cuộc khủng hoảng nước đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế ít nhất 8%, đồng thời đe doạ 1/2 nguồn cung thực phẩm của thế giới vào năm 2050.
Khủng hoảng nước đe doạ an ninh lương thực toàn cầu

Theo Ủy ban Toàn cầu về Kinh tế Nước (GCEW), một nghiên cứu kéo dài hai năm được Hà Lan thực hiện vào năm 2022 cho biết, biến đổi khí hậu, nạn phá rừng và vấn đề quản lý yếu kém đã đặt hệ thống nước toàn cầu vào tình trạng "căng thẳng chưa từng có”. Các khu vực đông dân đặc biệt như Ấn Độ hay Trung Quốc thậm chí nhiều khả năng có nguy cơ bị thiếu nước.

Trước bối cảnh đó, GCEW khuyến nghị các chính phủ cần tăng cường hợp tác nhằm tạo ra các động lực chuyển đổi cách tiêu thụ nước và đảm bảo rằng việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng thiết yếu được triển khai ở những khu vực cần thiết. "Chúng ta sẽ phải thiết lập các mục tiêu chung cho sự bền vững của nguồn nước. Hiệp ước nước toàn cầu là điều cần thiết. Sẽ mất vài năm để đạt được điều đó, nhưng chúng ta sẽ bắt đầu ngay từ bây giờ”, Tổng thống Singapore Tharman Shanmugaratnam, Chủ tịch GCEW cho biết.

Báo cáo của GCEW cho thấy, nguồn cung cấp nước toàn cầu sẽ không còn được đảm bảo, một phần do sự thay đổi của lượng mưa, với ước tính cứ tăng một độ C, độ ẩm trong khí quyển sẽ tăng 7%. "Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta đang tác động trực tiếp đến nguồn cung cấp chính của nước ngọt, đó là nước mưa", chuyên gia Johan Rockström, Giám đốc Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam khẳng định.

Ngoài nguồn nước ngọt ở sông và hồ, báo cáo trên cũng đã nghiên cứu về lượng nước ngầm chứa trong đất và thực vật. Sau quá trình bay hơi, nước ngầm cung cấp khoảng 1/2 lượng mưa toàn cầu thông qua hiện tượng "sông khí quyển".

Theo GCEW, nhiệt độ tăng cao đã tạo ra một vòng tuần hoàn độc hại. Khi độ ẩm trong đất giảm, hạn hán và cháy rừng trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến sự suy thoái và mất đa dạng sinh học, từ đó làm gián đoạn thêm các dòng chảy của sông khí quyển.

Các khu vực phụ thuộc phần lớn vào hệ thống tưới tiêu có thể phải đối mặt với nguy cơ giảm khả năng dự trữ nước. Theo xu hướng hiện tại, sản lượng ngũ cốc toàn cầu có thể giảm tới 23%.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng để khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng nước, đặc biệt ở các nước dễ bị tổn thương, các nước cần có các cơ chế tài chính phù hợp. Ngoài ra, các ngân hàng cũng nên tạo điều kiện cho vay để giải quyết các vấn đề liên quan đến nguồn nước.

Bà Ngozi Okonjo-Iweala, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới, kiêm đồng chủ tịch GCEW nhấn mạnh, cần có những nỗ lực toàn cầu để định giá nước một cách chính xác và tái phân bổ nguồn lực với ước tính khoảng 600 tỷ USD hàng năm từ các khoản trợ cấp nông nghiệp. Những khoản trợ cấp này đang khuyến khích tiêu thụ nước quá mức và canh tác các loại cây trồng ưa nước ở những khu vực không phù hợp.

Theo chuyên gia Genevieve Donnellon-May, tại nhóm tư vấn Oxford Global Society, mặc dù cần có sự hợp tác đa phương để giải quyết các mối đe dọa đối với nguồn cung cấp nước toàn cầu, nhưng sự thiếu hụt nước diễn ra ngày càng nhanh chóng có thể làm gia tăng thêm căng thẳng địa chính trị.

“Mối lo ngại là việc suy giảm nguồn nước ngày càng nhanh có thể dẫn tới việc hợp tác xuyên quốc gia suy giảm, cả trong nước và giữa các nước”, bà Genevieve nhận định.

Theo Reuters
Khám phá công trình kiến trúc Pháp cổ trên "Giao lộ sáng tạo"
Khám phá công trình kiến trúc Pháp cổ trên "Giao lộ sáng tạo"
(Ngày Nay) - Tháng 11/2024, hàng loạt các công trình kiến trúc Pháp cổ sẽ được mở cửa đón khách tham quan, trải nghiệm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Giao lộ Sáng tạo” do UBND TP Hà Nội, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Sở Văn hóa thể thao Hà Nội phối hợp tổ chức.
AI - Cơ hội hay rủi ro trong thế giới xuất bản?
AI - Cơ hội hay rủi ro trong thế giới xuất bản?
(Ngày Nay) - Hãy tưởng tượng một thế giới nơi mỗi cuốn sách bạn đọc được cá nhân hóa hoàn toàn. Hãy hình dung có một trợ lý không chỉ nhớ tất cả những cuốn sách bạn đã đọc, mà còn phân tích sâu sắc sở thích, phản ứng cảm xúc của bạn, và thậm chí sáng tạo ra những câu chuyện độc đáo, chỉ dành riêng cho bạn. Mỗi trang sách, mỗi đoạn văn, trở thành cuộc trò chuyện thân mật giữa bạn và một "người bạn" am hiểu bạn hơn bất kỳ ai….
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chúc mừng các đồng chí được thăng quân hàm. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định thăng quân hàm cho lãnh đạo Công an và Quân đội
(Ngày Nay) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng hôm nay là những sĩ quan ưu tú được Đảng, Nhà nước, nhân dân tin tưởng, trao giữ các cương vị, trọng trách quan trọng trong lãnh đạo, chỉ huy lực lượng Quân đội, Công an...
Ảnh minh hoạ.
Chuyển đổi năng lượng là thách thức lớn trong chuyển đổi sang nền kinh tế xanh
(Ngày Nay) - Trong khảo sát mới đây về mức độ sẵn sàng và khó khăn của doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh, do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) thực hiện đối với trên 2.700 doanh nghiệp cho thấy, có tới 44,2% doanh nghiệp có khó khăn trong tìm ra các giải pháp kỹ thuật cụ thể. Chỉ có 6,3% doanh nghiệp được khảo sát cho biết không gặp khó khăn gì.