Khuyến cáo dành cho lao động Việt đang làm việc tại Hàn Quốc

Theo số liệu tính tới ngày 30/6, hiện có gần 34.600 lao động Việt Nam tại Hàn Quốc theo chương trình EPS (visa E9), gần 2.500 lao động kỹ thuật cao (visa E7).
Khuyến cáo dành cho lao động Việt đang làm việc tại Hàn Quốc

Chiều 29/10, tại thủ đô Seoul, Văn phòng quản lý lao động Việt Nam theo chương trình EPS phối hợp với Ban Quản lý lao động Việt Nam thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã tổ chức Hội thảo tuyên truyền, phổ biến những quy định mới đối với người lao động Việt Nam tại đây cho đội ngũ tư vấn viên người Việt hiện đang làm việc tại các Trung tâm Hỗ trợ lao động nước ngoài.

Ông Phạm Minh Đức, Trưởng Văn phòng EPS, cho biết đây là hoạt động thường niên với mục đích chính là gặp gỡ, trao đổi về những quy định, chính sách mới, những vấn đề nảy sinh liên quan tới các lao động Việt Nam tại đây, cung cấp thêm thông tin đồng thời lắng nghe các tư vấn viên bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của các lao động Việt Nam nhằm tìm ra các giải pháp thấu tình đạt lý, nhất là trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra.

Phát biểu tại cuộc hội thảo, ông Kim Sung Jae, Cục trưởng Cục Nhân lực nước ngoài, Cơ quan Phát triển Nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRDK) cho biết các chủ sử dụng lao động Hàn Quốc đánh giá cao lao động Việt Nam về tính cần cù, chịu khó, song do đại dịch COVID-19 nên từ đầu năm nay, phía Hàn Quốc chưa tiếp nhận được các lao động mới từ Việt Nam.

Ông cho biết hiện HRDK đang quan tâm giải quyết việc này đồng thời khuyến cáo các lao động Việt Nam hết hợp đồng lao động song chưa thể trở về nước, tới các văn phòng quản lý xuất nhập cảnh của Hàn Quốc để xin giấy phép tạm hoãn xuất cảnh hàng tháng. Ông cũng cho hay HRDK sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động hỗ trợ lao động nước ngoài khi tình hình dịch COVID-19 ở Hàn Quốc giảm bớt.

Đại diện HRDK thông báo hiện còn nhiều lao động Việt Nam chưa tới nhận tiền bảo hiểm. Về việc này, ông Phạm Minh Đức cho biết thêm có tới 5.000 khoản tiền bảo hiểm với tổng số tiền lên tới khoảng 2,5 tỷ won (hơn 50 tỷ đồng) chưa được các lao động Việt Nam lấy về và Văn phòng EPS đã gửi danh sách hơn 4.000 lao động còn chưa nhận tiền tới Sở Lao động 63 tỉnh thành tại Việt Nam để thông báo rộng rãi trên báo, đài truyền hình địa phương.

Nhân dịp này, ngoài phổ biến các quy định mới về ký quỹ, nhận lại tiền ký quỹ, thủ tục khai báo thay đổi visa, khai báo về nước, chuyển đổi visa, ông Phạm Minh Đức cùng bà Tạ Thị Thanh Thúy, Trưởng Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc và ông Nguyễn Quốc Thành, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc tại cuộc Hội thảo đã trao đổi, trả lời nhiều câu hỏi, thắc mắc của các tư vấn viên, cầu nối giữa cơ quan quản lý lao động và người lao động nước ta tại đây, về nhiều vấn đề, trong đó có việc một số lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đã hết hạn hợp đồng song chưa thể về nước.

Được biết, hiện đã có khoảng 1.200 lao động theo chương trình EPS hết hạn hợp đồng đã về nước trên các chuyến bay đón công dân Việt Nam tại Hàn Quốc.

Theo số liệu tính tới ngày 30/6, hiện có gần 34.600 lao động Việt Nam tại Hàn Quốc theo chương trình EPS (visa E9). Bên cạnh đó, còn có gần 2.500 lao động kỹ thuật cao (visa E7) và gần 8.200 lao động ngư nghiệp Việt Nam (visa E10) tại đây.

Theo Bnews
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.