Khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế phòng bệnh do nắng nóng kéo dài

Trong thời gian vừa qua, một số địa phương trên cả nước đã xảy ra nắng nóng trên diện rộng, kéo dài. Bộ Y tế đã ban hành các khuyến cáo phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe trong điều kiện nắng nóng kéo dài năm 2020. 
Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang… chống nóng. Ảnh minh họa.
Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang… chống nóng. Ảnh minh họa.

Theo Bộ Y tế, trong những ngày gần đây, do ảnh hưởng của thời tiết, nhiệt độ ở các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội đang ở mức rất cao, có nơi lên đến trên 40 độ C, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người dân.

Thời tiết nắng, nóng làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, điện giải, đặc biệt là ở trẻ em dễ dẫn đến mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa. Thời tiết nắng nóng làm cho thức ăn, thực phẩm dễ bị ôi, thiu, dễ nhiễm nấm và vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh tiêu đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, khi chống nóng bằng biện pháp bật quạt gió mạnh trực tiếp vào người hoặc để nhiệt độ điều hòa quá thấp gây nên nhiễm lạnh, viêm phổi…

Để chủ động phòng bệnh mùa nắng nóng, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:

- Hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang… chống nóng.

- Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol…, tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.

- Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người.

- Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để đảm bảo đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

- Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ học tập… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Đảm bảo chăm sóc sức khỏe người dân trong nắng nóng kéo dài

Ngày 26/6/2020, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 3842/BYT-KHTC về việc bảo đảm công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong điều kiện nắng, nóng kéo dài năm 2020.

Theo đó, từ đầu mùa hè năm 2020, nắng nóng diện rộng xảy ra liên tiếp, kéo dài nhất là khu vực Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ảnh hướng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của người dân. Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia thời tiết nắng, nóng tiếp tục kép dài sẽ ảnh hướng đến sức khỏe của người dân, nguy cơ say nóng, say nắng và dịch bệnh là rất lớn. Để chủ động phòng chống tác hại của nắng, nóng đối với sức khỏe, sinh hoạt của người dân, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các Bệnh viện/Viện trực thuộc Bộ Y tế tăng cường chỉ đạo và triển khai xây dựng kế hoạch, phương án bảo đảm y tế ứng phó với tình hình nắng nóng kéo dài, thiếu nước sạch tại các quận, huyện, xã, các cơ sở y tế trên địa bàn; đặc biệt chú trọng bảo đảm đủ nước sạch, vệ sinh cho sinh hoạt của cơ sở y tế và người dân.

Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp bảo đảm sức khỏe, phòng, chống say nắng, say nóng, uống đủ nước khi làm việc ngoài trời vào lúc cao điểm nắng nóng trong ngày; bảo đảm ăn, uống hợp vệ sinh. Tập huấn cho người dân biết cách xử lý tại chỗ, ban đầu đối với các trường hợp say nóng, say nắng…

Các địa phương có khu công nghiệp cần thường xuyên tổ chức kiểm tra các điều kiện bảo đảm y tế, an toàn thực phẩm, nước uống trong khu công nghiệp, đặc biệt ở những khu vực lao động nặng nhọc, độc hại.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường; đặc biệt là dịch bệnh đường tiêu hóa, bệnh ngoài da, quản lý tốt các nguồn bệnh lây nhiễm; xử lý rác thải, các véc tơ truyền bệnh, chú trọng phòng chống dịch bệnh tả, lỵ, sốt xuất huyết, chân tay miệng…

Rà soát, bổ sung các phương tiện phòng chống nắng, nóng tại các khu vực có mật độ cao người bệnh đến khám bệnh và điều trị như: bổ sung thêm quạt, bố trí thời gian khám chữa bệnh hợp lý. Tổ chức trực cấp cứu, sẵn sàng thu dung điều trị, có phương án xử lý trong trường hợp bệnh nhân đến đông; chuẩn bị các tổ đội y tế cơ động, sẵn sàng cơ động hỗ trợ tuyến dưới khi có yêu cầu. Rà soát, bổ sung nguồn thuốc, dịch truyền, vật tư y tế dự trữ phòng chống dịch bệnh, nhất là bệnh tiêu chảy, sốt xuất huyết trong mùa nắng nóng.

Sở Y tế và các đơn vị tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ, cập nhật thông tin và gửi báo cáo nhanh về dự trữ thuốc, hóa chất và trang thiết bị y tế, kết quả triển khai công tác y tế ứng phó với tình hình nắng, nóng, hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài và đề xuất yêu cầu về Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế.

Theo SK&ĐS
TIN LIÊN QUAN
Khách tham quan Triển lãm.
70 năm Giải phóng Thủ đô: Hoài niệm về “Hà Nội một thời để nhớ”
(Ngày Nay) - Ngày 10/10, Triển lãm ảnh “Hà Nội một thời để nhớ” đã khai mạc tại Trung tâm Giao lưu văn hóa Phố cũ, số 49 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện do Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội, phối hợp cùng hai nhiếp ảnh gia Andy Soloman và Lê Bích tổ chức, nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Ký ức về những ngày Hà Nội không ngủ
Ký ức về những ngày Hà Nội không ngủ
(Ngày Nay) - Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 là một cột mốc không thể nào phai mờ trong lịch sử dân tộc Việt Nam và đặc biệt là trong ký ức của nhiều người dân Hà Nội. Đó không chỉ là một sự kiện mà còn là biểu tượng của chiến thắng, niềm tin, hy vọng và sự đoàn kết của toàn dân tộc.
Ảnh minh hoạ.
Cơ cấu lại đội ngũ công chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo vị trí việc làm
(Ngày Nay) - Bộ Nội vụ cho biết, thực hiện Nghị định số 62/2020/NĐ-CP quy định về vị trí việc làm và biên chế công chức, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo các bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành theo thẩm quyền hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành.
23 tủ sách quý hiếm của học giả Vương Hồng Sển bị mất là sách gì?
23 tủ sách quý hiếm của học giả Vương Hồng Sển bị mất là sách gì?
(Ngày Nay) - Như Ngày Nay đã thông tin, vào ngày 10/8/2024, khi đoàn cán bộ Nhà nước đến khảo sát hiện trạng ngôi nhà 11 Nguyễn Thiện Thuật (Q. Bình Thạnh, TPHCM) dưới sự chứng kiến của đại diện gia đình là bà Vương Thị Việt Hoa (cháu ruột cụ Vương). Tại đây, bà Hoa phát hiện 23 tủ sách là một phần di sản học giả Vương Hồng Sển đã hiến tặng Nhà nước, được niêm phong và lưu giữ tại địa chỉ trên đã… không cánh mà bay.
Nghệ sĩ dương cầm ươm mầm âm nhạc Ethiopia. Ảnh: Genaye Eshetu/Pharo Foundation
Nghệ sĩ dương cầm ươm mầm âm nhạc Ethiopia
(Ngày Nay) - Đưa cây đàn piano đến một ngôi trường xa xôi ở châu Phi không hề đơn giản, nhưng nghệ sĩ dương cầm Girma Yifrashewa vẫn nỗ lực đến cùng vì ông hiểu được sự cần thiết của điều đó. 
Quang cảnh Hội thảo góp ý dự án Luật Dữ liệu.
Luật hóa việc bảo vệ dữ liệu cá nhân
(Ngày Nay) - Đề nghị Ban soạn thảo tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên ngành, tham chiếu các luật liên quan của Việt Nam cũng như Luật Dữ liệu các nước và quan tâm hơn đến vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân. Đó là ý kiến của nhiều đại biểu trong Hội thảo góp ý Dự án Luật Dữ liệu do Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chiều 9/10.