Tài sản bị mang đi thế chấp
Cuối tháng 7/2021, Thanh tra Chính phủ đã có thông báo kết luận thanh tra số 1113 về công tác quản lý, sử dụng đất, đầu tư xây dựng và khai thác tài nguyên, khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn từ 01/01/2010 - 31/12/2018. Khu đô thị Kosy Sông Công (thành phố Sông Công) của Tập đoàn Kosy cũng nằm trong danh sách này với nhiều sai phạm bị chỉ ra.
Các sản phảm đó là việc giao đất thực hiện dự án xây dựng khu dân cư nhưng không qua đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án; nguồn vốn do Chủ đầu tư ứng trước để xây dựng hạ tầng kỹ thuật được trừ vào tiền sử đụng dất, nhưng thực chất là giao đất thực hiện dự án để kinh doanh; UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt phương án tài chính đợt 1 và 2 trong đó khấu trừ khoản chi phí xây dựng hạ tầng 39/594.106.245 đồng vào tiền sử đụng dất nhà đầu tư phải nộp.
Điều đáng nói, trước khi bị tố có nhiều sai phạm, dự án Kosy Sông Công đã được chủ đầu tư mang đi làm tài sản thế chấp.
Dự án Kosy Sông Công tỉnh Thái Nguyên giao Tập đoàn Kosy là chủ đầu tư từ năm 2010. Đến tháng 3/2011, UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 cho khu đô thị này.
2017 là năm đầu tiên dự án Kosy xuất hiện trong danh sách tài sản thế chấp của Tập đoàn. Theo đó, tại thời điểm cuối năm, cùng với 1 quyển sử dụng đất khác, dự án Kosy Sông Công đã trở thành tài sản đảm bảo cho khoản vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) – Chi nhánh Thành Công. Khoản vay gồm 2 giấy nhận nợ, tổng trị giá khoảng 3,3 tỷ đồng.
Tới năm 2019, dự án Kosy Sông Công một lần nữa trở thành tài sản thế chấp. Lần này bên cho vay là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – Chi nhánh Thành Công. Nhờ dự này, Kosy được Sacombank có 3 lần rót vốn: gần 76,5 tỷ đồng, 20 tỷ đồng, 10 tỷ đồng, 3 tỷ đồng, 20,6 tỷ đồng và gần 13 tỷ đồng. Lãi suất là 12%/năm.
Tới cuối năm 2020, dự án Kosy Sông Công tiếp tục là tài sản thế chấp tại Sacombank – Chi nhánh Thủ đô. Kỳ hạn của khoản vay là 17/5/2024.
Giá trị hàng tồn kho tại Kosy Sông Công đang sụt giảm rất mạnh |
Trị giá hàng tồn kho giảm
Tháng 3/2011, dự án Kosy Sông Công được UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500. Nhưng có vẻ như Tập đoàn Kosy chưa vội dồn lực để phát triển dự án ngay.
Tới cuối năm 2015, trị giá chi phí xây dựng cơ bản dở dang của Kosy Sông Công chỉ là 19,9 tỷ đồng rồi tăng lên 24,7 tỷ đồng (năm 2016), 30,6 tỷ đồng (2017) và 41,8 tỷ đồng trong năm 2018.
2019 là năm dự án có nhiều bước chuyển biến nhanh hơn trước đó khi giá trị hàng tồn kho của dự án vọt lên102 tỷ đồng năm 2019. Đó là năm Kosy lùm xùm với nợ thuế. Hồi cuối năm 2019, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tại Kosy tăng vọt lên gần 229 tỷ đồng. Số nợ 14 tỷ đồng tiền sử dụng đất tại Dự án Cầu Gồ, huyện Yên Thế, Bắc Giang chỉ là một phần nhỏ trong đó.
Cuối năm 2020 đạt “đỉnh” 127 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá trị hàng tồn kho của dự án Kosy Sông Công chỉ đứng thứ 4 sau dự án Kosy Lào Cai (390 tỷ đồng), Kosy Gia Sàng 11 (195 tỷ đồng), Kosy Bắc Giang (193 tỷ đồng).
Đặc biệt, trong 4 dự án này, Kosy Sông Công được phê duyệt đầu tiên. Còn với Kosy Gia Sàng 11, Tập đoàn Kosy mới trúng thầu từ tháng 5/2020. Tại thời điểm cuối năm 2019, giá trị hàng tồn kho của dự án chỉ là 0 đồng nhưng nhanh chóng vọt lên 195 tỷ đồng chỉ sau 7 tháng.
Được phê duyệt đầu tiên nhưng lại rót ít vốn nhất (trong 4 dự án có giá trị tồn kho lớn nhất và trên 100 tỷ đồng tại Kosy), dự án Kosy Sông Công lại chứng kiến giá trị hàng tồn kho bất ngờ giảm trong nửa đầu năm 2021. Theo đó, tại thời điểm 30/6/2021, chỉ tiêu này giảm nhẹ xuống chỉ còn 117 tỷ đồng.
Trong khi đó, 3 dự án còn lại vẫn tăng tốc. Giá trị hàng tồn kho của Kosy Lào Cai, Kosy Gia Sàng 11 và Kosy Bắc Giang lần lượt là 407 tỷ đồng, 277 tỷ đồng và 213 tỷ đồng.
Hiện tại, đất nền của dự án Kosy Sông Công vẫn được rao bán rộng rãi trên mạng xã hội với mức giá từ 5 triệu đồng/m2 trở lên.