Ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác phát triển Hàn Quốc-ASEAN

(Ngày Nay) - Ngày 25/11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã cùng Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha và Bộ trưởng Phụ trách hợp tác phát triển các nước ASEAN gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác phát triển Hàn Quốc-ASEAN nhân sự kiện Ngày Hợp tác phát triển quốc tế 2019 và Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ đối thoại giữa ASEAN-Hàn Quốc tại Busan.


Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Nguyễn Chí Dũng phát biểu chào mừng. Ảnh: TTXVN
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Nguyễn Chí Dũng phát biểu chào mừng. Ảnh: TTXVN

Quan hệ hợp tác giữa các nước ASEAN và Hàn Quốc 30 năm qua đã có bước phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu to lớn, hứa hẹn một tương lai đầy triển vọng tươi sáng, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác lên một tầm cao mới trong tất cả các lĩnh vực, chính trị, ngoại giao, an ninh, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, hợp tác phát triển..., đem lại lợi ích thiết thực, sự tin cậy sâu sắc và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia.

Đặc biệt, trong lĩnh vực hợp tác phát triển, Hàn Quốc đã trở thành một đối tác quan trọng và tin cậy lâu dài của các nước ASEAN, thông qua các hoạt động viện trợ, hỗ trợ đa dạng, hiệu quả bằng cả hình thức song phương và đa phương. Hợp tác phát triển thực sự là một điểm sáng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác ASEAN - Hàn Quốc, hỗ trợ các nước ASEAN, nhất là nhóm nước ASEAN 6, phát triển nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách với các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Bối cảnh tình hình khu vực và thế giới đang diễn biến hết sức nhanh, phức tạp, khó lường, chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro.

Ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác phát triển Hàn Quốc-ASEAN ảnh 1
Các trưởng đoàn tham dự Lễ ký MOU. Ảnh: TTXVN

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư, nhất là trong lĩnh vực khoa học công nghệ và công nghệ số, đang diễn ra với tốc độ nhanh chưa từng có, tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội của tất cả các quốc gia. Thực tế này đòi hỏi ASEAN và Hàn Quốc đẩy mạnh quan hệ hợp tác, cùng nhau ứng phó kịp thời, hiệu quả với diễn biến tình hình, để có những bước đi cụ thể, chính xác, tận dụng và hiện thực hóa các cơ hội, cùng nhau vượt qua được thách thức về tụt hậu, thu hẹp khoảng cách phát triển. Đối với Việt Nam, Hàn Quốc là quốc gia có nhiều điểm tương đồng, là một hình mẫu điển hình để chia sẻ, học tập kinh nghiệm trong việc phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, văn hóa...

Trong quan hệ hợp tác phát triển, hỗ trợ phát triển chính thức của Hàn Quốc dành cho Việt Nam đã được triển khai từ rất sớm và không ngừng phát triển với nhiều phương thức, sáng kiến hợp tác mới, qua đó đã có nhiều đóng góp rất hiệu quả đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đặc biệt, Hàn Quốc đã rất tích cực tham gia hỗ trợ Việt Nam xây dựng và thực hiện thành công các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong nhiều năm qua.

Việt Nam đánh giá cao nỗ lực thúc đẩy hợp tác với các nước ASEAN của Chính phủ Hàn Quốc, thể hiện qua Chính sách Hướng Nam mới, với tầm nhìn chiến lược dài hạn, vì một cộng đồng hòa bình, thịnh vượng, lấy con người làm trung tâm, trong đó, trọng tâm là Chiến lược ODA Hướng Nam mới, với định hướng tăng gấp đôi viện trợ phát triển cho các nước ASEAN vì các mục tiêu phát triển bền vững, cùng có lợi.

Để thể hiện sự ủng hộ và tham gia tích cực vào các thoả thuận hợp tác phát triển chung giữa ASEAN và Hàn Quốc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã cùng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, Bộ trưởng phụ trách hợp tác phát triển các nước ASEAN gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về Hợp tác phát triển Hàn Quốc – ASEAN nhân Sự kiện Ngày Hợp tác phát triển quốc tế 2019 ngày 25/9/2019 và Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Hàn Quốc tại Busan.

MOU nhấn mạnh hợp tác phát triển giữa Hàn Quốc và các nước ASEAN thông qua thúc đẩy trao đổi, thực hiện sáng kiến đối với những lĩnh vực có tiềm năng và ý nghĩa thực tế lớn gồm đối tác số, giáo dục bậc cao, hoà bình khu vực tiểu vùng Mê Kông, đô thị thông minh, giao thông toàn diện... MOU này đã ghi một dấu mốc quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác ASEAN - Hàn Quốc lên một tầm cao mới, có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao năng lực, trình độ phát triển của mỗi quốc gia, qua đó đem lại lợi ích, thịnh vượng chung và hạnh phúc của nhân dân mỗi nước, góp phần thúc đẩy hội nhập, củng cố môi trường hòa bình trong khu vực và trên thế giới.

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.