Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô với ngày hội lớn quảng bá văn hóa Hà Nội

(Ngày Nay) -  Những nét văn hóa đặc sắc nhất của Thủ đô Hà Nội sẽ được quảng bá trong khuôn khổ sự kiện lớn có quy mô khoảng 10.000 người - “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình,” diễn ra tại hồ Hoàn Kiếm.
Trưng bày góp phần tuyên truyền lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc tới mọi tầng lớp Nhân dân. (Nguồn: Thư viện Hà Nội)
Trưng bày góp phần tuyên truyền lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc tới mọi tầng lớp Nhân dân. (Nguồn: Thư viện Hà Nội)

Nhằm biểu dương lực lượng gắn với quảng bá, giới thiệu về văn hóa Thủ đô Hà Nội, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố, “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” sẽ được tổ chức vào ngày 6/10 tới, tại hồ Hoàn Kiếm.

Đây là sự kiện văn hóa có quy mô lớn, dự kiến thu hút khoảng 10.000 người tham dự; trong đó có khoảng 700 đại biểu khách mời trong nước và quốc tế, 9.000 người tham gia gồm lực lượng diễu hành và trình diễn là nghệ nhân và nhân dân 30 quận, huyện, thị xã cùng các nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công và các tầng lớp nhân dân Thủ đô, bạn bè quốc tế.

Sự kiện do thành ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức, được xác định là dấu ấn đặc biệt trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Ngày hội cũng là chương trình trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 1014 năm Ngày Vua Lý Thái Tổ định đô tại Thăng Long. Vì thế, chương trình được tổ chức tại sân khấu chính là khu vực Tượng đài Vua Lý Thái Tổ và các sân khấu phụ tại khu vực: Vườn hoa đền Bà Kiệu, Quảng trường Đông Kinh-Nghĩa Thục, Nhà hát nghệ thuật Đương đại Việt Nam, ngã tư Lê Thái Tổ-Bà Triệu-Tràng Thi-Hàng Khay.

“Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” gồm ba phần nội dung chính, trong đó đáng chú ý là phần thực cảnh tái hiện hình tượng lịch sử của Thủ đô và biểu diễn liên khúc “Truyền thuyết Hồ Gươm - người Hà Nội - cảm xúc tháng 10 - khí phách Hà Nội - hát vang lý tưởng tuổi trẻ” quy tụ 500 chiến sỹ tái hiện đoàn quân tiếp quản Thủ đô năm 1954; màn trình diễn, diễu hành chủ đề “Hà Nội ngày về chiến thắng,” “Hà Nội-dòng chảy di sản,” “Hà Nội-thành phố hòa bình-thành phố sáng tạo.”

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ ngày hội còn có chương trình giới thiệu, quảng bá những nét đẹp, sự “giàu có” của văn hóa Thăng Long Hà Nội với các màn trình diễn, diễu hành như: Trình diễn trống hội Thăng Long kết hợp múa cờ, múa rồng, múa lân; diễu hành, giới thiệu di sản văn hóa Hà Nội được UNESCO và quốc gia ghi danh như giới thiệu về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, chùa Hương, chùa Tây Phương, đền Sóc...; các di sản văn hóa phi vật thể (kéo co, lễ hội kết chạ Phú Mỹ-Kiều Mai, thổi cơm Thị Cấm, tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường)…

Ngoài ra, ngày hội còn có phần diễu hành, giới thiệu những di sản văn hóa tín ngưỡng tiêu biểu của Thủ đô, tiêu biểu như Tín ngưỡng thờ Thăng Long tứ trấn, tín ngưỡng thờ Thánh Gióng, Tản Viên Sơn Thánh, Chử Đồng Tử…

Trong lĩnh vực ẩm thực, Việt Nam hiện có 5 Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia gồm nghề làm nước mắm Nam Ô, nghề làm nước mắm Phú Quốc, phở Nam Định, phở Hà Nội, mỳ Quảng.

Nhiều di sản diễn xướng dân gian tiêu biểu cũng được trình diễn có thể kể đến là ca trù, hát xẩm, hát múa Ải Lao, rối nước, rối cạn…; diễu hành và giới thiệu làng nghề truyền thống tiêu biểu Thủ đô là Tranh dân gian Hàng Trống, Kim Hoàng; làng nghề nón Chuông; dệt lụa Vạn Phúc; làng nghề gốm Bát Tràng; làng nghề Mỹ nghệ Thiết Úng; làng nghề Bún Mạch Tràng; làng nghề đan cỏ tế Lưu Thượng-Phú Túc; khảm trai thôn Ngọ-Chuyên Mỹ; may Vân Từ; mây tre đan Phú Vinh; điêu khắc sơn mỹ nghệ Sơn Đồng; quạt Chàng Sơn...

Ngày hội cũng sẽ giới thiệu tới đông đảo du khách nét văn hóa ẩm thực Hà Nội phong phú, đa dạng nhưng "riêng có," mang dấu ấn vùng đất Kinh kỳ, nổi bật như các món Giò chả Ước Lễ, bánh cuốn Thanh Trì, cốm làng Vòng, xôi Phú Thượng, sản phẩm Sen Tây Hồ... hay các màn diễu hành giới thiệu làng hoa, trình diễn áo dài của các thiếu nữ; diễu hành, biểu dương lực lượng của các tầng lớp nhân dân Thủ đô và bạn bè quốc tế...

Ban tổ chức cho biết chuỗi chương trình một lần nữa tôn vinh giá trị của hòa bình, thể hiện niềm tự hào về danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” mà UNESCO trao tặng, khẳng định sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế về những đóng góp tích cực mà Thủ đô Hà Nội đã luôn nỗ lực trong công cuộc đấu tranh vì hòa bình cũng như sự nghiệp phát triển, xây dựng một Thủ đô sáng tạo, năng động trong hội nhập và phát triển nhưng vẫn giữ nét truyền thống Việt Nam.

Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2024) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), Thư viện Hà Nội tổ chức trưng bày chuyên đề “Cách mạng Tháng Tám năm 1945-Mốc son lịch sử,” tại cơ sở 47 Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, từ nay đến hết ngày 5/9 tới.

Đây là hoạt động văn hóa góp phần tuyên truyền lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc, khơi dậy lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc tới mọi tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, nhằm hướng tới cùng nhau đoàn kết, quyết tâm thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Theo đó, Thư viện Hà Nội trưng bày giới thiệu hơn 300 tư liệu, được tuyển chọn theo các nội dung: Đảng lãnh đạo và tổ chức các cuộc đấu tranh cách mạng, khởi nghĩa giành chính quyền; Cách mạng Tháng Tám-Bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc; Tuyên ngôn độc lập và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Từ Cách mạng Tháng Tám đến công cuộc đổi mới đất nước.

Ở nội dung “Đảng lãnh đạo và tổ chức các cuộc đấu tranh cách mạng, khởi nghĩa giành chính quyền” giới thiệu các tư liệu về đường lối chỉ đạo của Đảng; vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lãnh đạo cách mạng thời kỳ 1930-1945; quá trình đấu tranh giành chính quyền đầy gian lao, thử thách của Nhân dân ta qua các cao trào cách mạng; các cuộc khởi nghĩa do Đảng lãnh đạo diễn ra trước và trong cuộc vận động Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Tiêu biểu như các tư liệu: “Đảng Cộng sản Việt Nam 90 năm (1930-2020)-Những chặng đường lịch sử vẻ vang,” “Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử dân tộc,” “Các cuộc khởi nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo 1930-1945,” “90 năm Xô Viết-Nghệ Tĩnh: Sức mạnh quần chúng làm nên lịch sử 1930-2020,” “Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945-Đoàn thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu,” “Những cội nguồn của Cách mạng Tháng Tám”…

Nội dung “Cách mạng Tháng Tám-Bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc” giới thiệu các tư liệu phản ánh diễn biến, không khí hào hùng, sục sôi của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên khắp cả ba miền đất nước; ý nghĩa lịch sử và tầm vóc vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám.

Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 của Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi, chấm dứt chế độ thực dân-phong kiến tồn tại lâu dài trên đất nước ta, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập, tự do, hạnh phúc và tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Các tư liệu được giới thiệu như “Cách mạng Tháng Tám-Bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc,” “Hà Nội-Huế-Sài Gòn tháng 8/1945,” “Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Hà Nội,” “Nghệ thuật chỉ đạo đấu tranh vũ trang trong Cách mạng Tháng Tám,” “Cách mạng Tháng Tám 1945 với sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển,” “Thế hệ thanh niên Hà Nội chúng tôi ngày ấy”…

Nội dung “Tuyên ngôn độc lập và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” giới thiệu về sự ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập, sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; không khí phấn khởi và ký ức của những người dân trong ngày 2/9/1945.

Trong đó có các tư liệu: “Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập,” “Sự ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập,” “Bản Tuyên ngôn độc lập thời đại Hồ Chí Minh,” “Giá trị lý luận và ý nghĩa thời đại,” “2/9/1945 qua những trang hồi ức”…

Nội dung “Từ Cách mạng Tháng Tám đến công cuộc đổi mới đất nước” giới thiệu các tài liệu về đường lối chỉ đạo của Đảng trong bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước trong 79 năm qua; những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước và Thủ đô sau gần 40 năm đổi mới.

Với các tư liệu: “Bản lĩnh Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,” “Cương lĩnh và chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1930 đến nay,” “Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình đổi mới đất nước,” “Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế,” “Hệ giá trị Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”…

Cầu Phong Châu nối 2 huyện Tam Nông và Lâm Thao (Phú Thọ) bị sập 2 nhịp do bão lũ. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN
Bổ sung vốn để xây cầu Phong Châu mới
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1389/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông vận tải để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ.
Nhà cửa và ruộng lúa ở thị trấn Buguey, tỉnh Cagayan chìm trong biển nước. Ảnh: Getty Images
Philippines chao đảo khi 5 cơn bão lớn tấn công chỉ trong 3 tuần
(Ngày Nay) - Tuần trước, bão Yinxing đã xé toạc 1/4 mái nhà của bà Diana Moraleda tại thị trấn Appari, tỉnh Cagayan, miền Bắc Philippines. Lỗ thủng trên mái nhà vẫn còn đó khi bão Toraji gây mưa lớn vào cuối tuần và bão Usagi đổ bộ vào đất liền vào tối ngày 14/11.
Chuẩn bị tiêm vaccine phòng cúm. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
(Ngày Nay) - Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng ghi nhận trẻ mắc sốt xuất huyết nhập viện gia tăng.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
(Ngày Nay) - Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.