Làm sao hết tù mù và giữ thương hiệu Việt?

(Ngày Nay) - Theo quy định, việc niêm yết trên TTCK là bắt buộc đối với các DNNN sau khi cổ phần hóa. Tuy nhiên, thời gian qua, có khá nhiều DN đã ỉm đi việc này. Để tránh những lùm xùm “đi đêm” trong thoái vốn, Chính phủ quyết liệt yêu cầu các DN phải lên sàn trước khi bán vốn để đảm bảo minh bạch giá.
Bệnh viện Giao thông Vận tải đã cổ phần hoá. Doanh nghiệp bày tỏ vẫn muốn mua tiếp ở các bệnh viện cùng tên tại các tỉnh. Ảnh: Như Ý.
Bệnh viện Giao thông Vận tải đã cổ phần hoá. Doanh nghiệp bày tỏ vẫn muốn mua tiếp ở các bệnh viện cùng tên tại các tỉnh. Ảnh: Như Ý.

Xử ra sao với các DN “trốn” lên sàn?

Tại cuộc họp Chính phủ về thoái vốn mới đây, Thủ tướng yêu cầu phải thực hiện theo các quy luật, thông lệ thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lợi ích nhóm. Trong đó, có một chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ đang được giới đầu tư chứng khoán đặc biệt chú ý: Đối với những DN đã cổ phần hóa nhưng chưa niêm yết như Habeco và Sabeco phải tiến hành niêm yết trên thị trường chứng khoán trước khi bán vốn nhà nước.

Nhìn lại quá trình thoái vốn nhà nước tại nhiều DN cho thấy, việc “lên sàn” trước khi thoái vốn đã mang lại lợi ích rất lớn cho Nhà nước. Trường hợp điển hình nhất được giới đầu tư chứng khoán liên tục nhắc đến là cổ phiếu VEF của Cty Triển lãm Giảng Võ. Phiên chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 3/2015 của công ty này thất bại khi số lượng đặt mua chỉ đạt 3,8% lượng đấu giá; giá bán chỉ nhỉnh hơn mệnh giá. Tháng 12/2015, cổ phiếu này bắt đầu giao dịch trên sàn Upcom (sàn dành cho công ty chưa niêm yết chính thức) với giá chào sàn 10.100 đồng/cổ phiếu và nhanh chóng trở thành hiện tượng. Cổ phiếu tăng gấp 4 lần trong 2 tháng đầu. Đến tháng 9/2016 này, giao dịch quanh mức 70 nghìn đồng/cổ phiếu, tăng 700% so với thời điểm ban đầu.

Trả lời PV Tiền Phong, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay: “Nhiều DN sau cổ phần hóa không niêm yết/đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán dẫn đến hạn chế tính công khai, minh bạch và đổi mới quản trị...”. Còn trong cuộc họp mới đây, ông Trương Quang Nghĩa, Bộ trưởng GTVT (Bộ GTVT có tốc độ cổ phần hoá, thoái vốn nhanh nhất trong thời gian qua) cũng phải yêu cầu Vụ Quản lý DN của bộ này đốc thúc DN niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán trước khi thoái vốn nhà nước, bảo đảm theo cơ chế thị trường, công khai, minh bạch và tránh thất thoát vốn nhà nước.

Theo ông Vũ Anh Minh, Vụ trưởng Quản lý DN (Bộ GTVT), hiện nhiều DN thuộc bộ đã tiến hành thoái vốn (nhiều tổng công ty đã thoái vốn 100% như Cienco 4 và Tổng Cty Xây dựng Thăng Long) khi chưa niêm yết trên sàn chứng khoán. “Những trường hợp đủ điều kiện niêm yết, chúng tôi đều đốc thúc. Nhưng không niêm yết không có nghĩa là làm thất thoát vốn nhà nước. Các DN ngành GTVT cổ phần hoá, thoái vốn vừa qua sức hấp dẫn vừa phải, chúng ta không thể biết chắc cổ phiếu có tăng giá trong thời gian tới hay không. Trong khi, tiến độ thoái vốn đã được Chính phủ ấn định” - ông Minh nói.

Bài toán giữ thương hiệu Việt

Điểm mấu chốt các DNNN có tên tuổi đều quan tâm đó là làm sao giữ được tên tuổi những thương hiệu Việt uy tín. Trả lời báo giới về câu chuyện bán 9% cổ phần Nhà nước tại Vinamilk, ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC cho rằng, đây là số cổ phần  đủ lớn với Vinamilk và đủ hấp dẫn nhà đầu tư. Theo ông, Vinamilk là thương hiệu lớn và giá trị rất cao. “Giá trị thực của Vinamilk chưa đến 1 tỷ USD, nhưng thị giá hiện đạt hơn 9 tỷ đô la Mỹ. Chính phủ đã rất trăn trở và suy nghĩ và sẽ có chính sách khác nữa để giữ vững giá trị thương hiệu Vinamilk sau khi Nhà nước thoái vốn khỏi thương hiệu lớn này”, ông Chi khẳng định.

Ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho rằng, với các DN tốt như Vinamilk, Sabeco, Habeco, phải kêu gọi cả nhà đầu tư nước ngoài tham gia, vì giá trị DN rất lớn, các nhà đầu tư trong nước khó đáp ứng đủ tiềm lực để mua toàn bộ. Như Vinamilk, ước tính theo giá cổ phiếu những tuần gần đây, phần vốn nhà nước tại đơn vị này lên tới hơn 100.000 tỷ đồng. “Nếu toàn bộ cổ phần nhà nước tại Vinamilk được tung ra thị trường có thể khiến thị trường chứng khoán nóng quá. Vì vậy, những đơn vị lớn phải thoái vốn dần dần để thị trường hấp thụ được và thăm dò thị trường, đảm bảo lợi ích nhà nước thu được cao nhất”, ông Tiến nói.

Về phương án giữ các thương hiệu Việt, các chuyên gia đều lưu ý: trên thế giới hiện có phương thức “cổ đông vàng”. Theo đó, cổ đông vàng có thể chỉ nắm cổ phần mang tính tượng trưng, nhưng nếu muốn thay đổi thương hiệu phải được cổ đông vàng thông qua. Theo ông Tiến, trước khi bán cổ phần, nhà nước vẫn nắm chi phối nên có quyền xây dựng điều lệ công ty sau cổ phần hóa, nên có thể đưa phương thức cổ đông vàng vào điều lệ. Khi đó, nhà đầu tư nào muốn mua thì phải chấp nhận bản điều lệ này. Hoặc theo Luật Doanh nghiệp, chỉ cần nhà nước còn nắm giữ mức 35% vốn điều lệ là có quyền phủ quyết bất kể quyết định lớn nào đưa ra, từ chiến lược tới thương hiệu.

Trước việc nhiều DN sau khi hoàn thành cổ phần hóa trì hoãn không niêm yết, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bổ sung chế tài xử lý hành chính đối với các DNNN sau cổ phần hóa không hoặc chậm thực hiện niêm yết/đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Theo Bộ Tài chính, cổ phần hóa gắn với niêm yết trên TTCK sẽ giúp DN hoạt động công khai minh bạch và đổi mới quản trị DN theo thông lệ tiên tiến; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp tục thoái vốn nhà nước tại DN.

Theo Tiền Phong
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.