Lần đầu tìm thấy hạt vi nhựa trong mô tĩnh mạch của con người

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Hull đã công bố nghiên cứu cho thấy hạt vi nhựa lần đầu tiên được tìm thấy trong mô tĩnh mạch của con người.
Lần đầu tìm thấy hạt vi nhựa trong mô tĩnh mạch của con người

Theo đài RT (Nga), các nhà khoa học đã tìm thấy 5 loại vi nhựa khác nhau trong các mẫu lấy từ tĩnh mạch hiển ở chân của bệnh nhân trải qua phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành.

Trong thông cáo báo chí đi kèm với bài báo đăng trên tạp chí PLoS One, Giáo sư Jeanette Rotchell cho biết: “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi tìm thấy hạt vi nhựa. Chúng tôi đã biết các hạt vi nhựa có trong máu, nhưng vẫn chưa rõ liệu chúng có thể xuyên qua các mạch máu vào mô tĩnh mạch hay không. Nghiên cứu mới cho thấy chúng có thể làm được điều đó.”

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nồng độ trung bình 15 hạt vi nhựa trong mỗi gam mô tĩnh mạch, tương đương hoặc cao hơn mức tìm thấy trong mô phổi và ruột kết. Tuy nhiên, hình dạng và loại nhựa được tìm thấy trong mô tĩnh mạch khác biệt rõ rệt so với mô ở các cơ quan khác.

Các loại nhựa phổ biến nhất được tìm thấy trong các mẫu nghiên cứu bao gồm nhựa alkyd - được tìm thấy trong sơn và vecni tổng hợp, polyvinyl axetat - chất kết dính được sử dụng trong đóng gói và vận chuyển thực phẩm, nylon và EVOH-EVA - dùng để đóng gói thực phẩm.

Bà Rotchell nhấn mạnh rằng các nhà khoa học vẫn chưa biết tác động của điều này đối với sức khỏe con người. Song bà thừa nhận hạt vi nhựa đã được chứng minh có thể gây ra “phản ứng viêm và căng thẳng” trong môi trường phòng thí nghiệm.

Đồng tác giả, Giáo sư Mahmoud Loubani nói thêm rằng sự hiện diện của vi hạt nhựa có thể góp phần khiến các ca phẫu thuật bắc cầu động mạch vành gặp thất bại do các chất gây ô nhiễm “có thể đóng vai trò làm tổn thương bên trong tĩnh mạch, dẫn đến tắc nghẽn. Ông cho rằng trong những trường hợp này, loại bỏ các hạt vi nhựa là một khả năng.

Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện các hạt vi nhựa có tồn tại trong máu, mô phổi, cũng như trong các phòng phẫu thuật. Theo một số ước tính, 15 tấn rác thải nhựa được thải vào các đại dương của Trái Đất mỗi phút. Các rác thải này phân hủy thành các hạt vi nhựa nhỏ hơn, xâm nhập vào cơ thể thông qua chuỗi thức ăn và qua không khí mà con người hít thở.

Nắng nóng và cháy rừng hoành hành ở miền Đông Canada
Nắng nóng và cháy rừng hoành hành ở miền Đông Canada
Ngày 1/6, miền Đông Canada hứng chịu một đợt nắng nóng kỷ lục, có nguy cơ gây ra những đám cháy rừng tàn phá bờ biển Đại Tây Dương và các khu vực khác của nước này với quy mô và mức độ dữ dội chưa từng thấy.
Những chiếc tàu hút cát với công suất lớn của Công ty hàng hải Hà Nội mỗi ngày đều thực hiện hoạt động khai thác cát dưới lòng sông tại khu vực đoạn sông Hồng đi qua địa bàn lô 2 xã Hồng Hà và xã Liên Hồng (huyện Đan Phượng, Hà Nội).
Hà Nội: Khai thác cát trái phép gây hiểm hoạ khôn lường cho môi trường?
(Ngày Nay) - Thời gian vừa qua, trên khúc sông Hồng đoạn qua địa bàn lô 2 xã Hồng Hà và xã Liên Hồng (huyện Đan Phượng, Hà Nội) xuất hiện một số tàu kích cỡ lớn, có gắn máy bơm hút công suất cao thực hiện hoạt động khai thác cát lòng sông liên tục suốt nhiều ngày, gây bức xúc lớn cho người dân sinh sống quanh khu vực.
Bão Mawar gây mưa to và gió lớn tại Nhật Bản
Bão Mawar gây mưa to và gió lớn tại Nhật Bản
(Ngày Nay) - Dù bão Mawar mới tiến gần đến Nhật Bản, song nhiều địa phương của nước này đã hứng chịu các trận mưa to và gió lớn, buộc các chính quyền đưa ra khuyến nghị sơ tán hàng chục nghìn người.