Lãng phí tài sản công – Bài 4: Bao giờ Trung tâm Triển lãm quy hoạch 800 tỷ thi công trở lại?

(Ngày Nay) - Trung tâm Triển lãm quy hoạch thành phố (TP) chậm tiến độ được xác định là do tắc gói thầu nhôm kính với vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguyên nhân cốt lõi lại xuất phát từ việc giao công trình cho một Ban quản lý non trẻ, thiếu chuyên nghiệp chịu trách nhiệm chính?!
Công trình sẽ thi công trở lại vào ngày 15/10/2020 và dự kiến sẽ hoàn thành phần xây dựng trước 30/4/2021. Ảnh: Trần Anh Ngọc
Công trình sẽ thi công trở lại vào ngày 15/10/2020 và dự kiến sẽ hoàn thành phần xây dựng trước 30/4/2021. Ảnh: Trần Anh Ngọc

Tắc gói thầu nhôm kính?!

Nhằm thực hiện việc quản lý đầu tư và xây dựng Trung tâm Triển lãm quy hoạch TP theo đúng quy hoạch, kế hoạch và pháp luật, ngày 1/11/2011, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 5277/QĐ-UBND thành lập Ban Quản lý (BQL) Xây dựng Trung tâm Triển lãm quy hoạch TP trực thuộc UBND TP, là chủ đầu tư, đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng công trình này. Đây được xem là mấu chốt của việc chậm tiến độ xảy ra tại Trung tâm Triển lãm quy hoạch TP.

Theo tìm hiểu của phóng viên Ngày Nay, Trung tâm Triển lãm quy hoạch TP có khoảng 40 nhà thầu trực tiếp tham gia thi công các hạng mục khác nhau nhưng không hề có Tổng thầu để quản lý, chỉ đạo xây dựng đồng bộ, đảm bảo tiến độ. Mỗi nhà thầu tự sắp xếp nhân sự, tổ chức thi công các phần hạng mục của mình mà không có sự thống nhất chung giữa các nhà thầu dẫn đến giẫm chân lên nhau, phát sinh vướng mắc, mâu thuẫn. Khi một gói thầu bị tắc sẽ kéo theo các gói thầu khác dừng lại. 

Một Lãnh đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc (QHKT) TP cho biết, công trình chậm tiến độ là do tắc gói thầu nhôm kính. “Gói thầu nhôm kính không thể triển khai vì nhà thầu cung cấp vật liệu không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng như phê duyệt dự án ban đầu. Vì vậy BQL Xây dựng Trung tâm Triển lãm quy hoạch TP không thể tiếp nhận và cho phép thi công. Gói thầu nhôm kính được lắp đặt ở vị trí bề mặt ngoài của hai khối nghiêng chụm vào nhau (theo thiết kế), nếu không thể hoàn thành phần này thì các yếu tố thời tiết như mưa, nắng, gió sẽ ảnh hưởng đến các phần thi công bên trong, có thể gây hư hỏng. Do đó khi tắc gói thầu nhôm kính thì các gói thầu khác không thể tiếp tục, dẫn đến công trình chưa thể hoàn thành như kế hoạch ban đầu”, vị Lãnh đạo sở QHKT nói với phóng viên Ngày Nay.

Một thông tin khiến dư luận ngỡ ngàng là sau nhiều lần công trình trễ hẹn thì BQL Xây dựng Trung tâm Triển lãm quy hoạch TP cũng bất ngờ “giải tán” khiến việc tổ chức triển khai dự án không đáp ứng yêu cầu đề ra. Theo đó, cuối năm 2018, UBND TP.HCM quyết định tổ chức lại BQL Xây dựng Trung tâm triển lãm quy hoạch TP (trực thuộc UBND TP) thành BQL Xây dựng Trung tâm triển lãm quy hoạch TP (trực thuộc Sở QHKT) trên cơ sở bàn giao nguyên trạng cho Sở QHKT. BQL mới có chức năng tham mưu, tư vấn cho Sở QHKT và UBND TP thực hiện dự án nói trên.

Hoàn thành phần xây dựng trước 30/4/2021

Theo tìm hiểu của phóng viên Ngày Nay, việc thi công Trung tâm Triển lãm quy hoạch TP được chia ra thành hai phần chính là: Phần xây dựng với tổng kinh phí lên tới 500 tỷ đồng và phần nội dung triển lãm có giá trị khoảng 300 tỷ đồng. Nếu xây dựng là phần vỏ thì phần ruột là nội dung triển lãm với các đồ án quy hoạch từng phân khu, từng địa phương, quy hoạch không gian ngầm, quy hoạch khu đô thi sáng tạo tương tác cao phía Đông, quy hoạch ven sông Sài Gòn, quy hoạch lấn biển Cần Giờ... 

Lãng phí tài sản công – Bài 4: Bao giờ Trung tâm Triển lãm quy hoạch 800 tỷ thi công trở lại? ảnh 1

Trung tâm được kỳ vọng sẽ là nơi trưng bày, triển lãm quy hoạch, kiến trúc của TP.HCM nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Ảnh: Trần Anh Ngọc

Ông Nguyễn Văn Quốc, Phó Trưởng BQL Xây dựng Trung tâm triển lãm quy hoạch TP (trực thuộc Sở Quy hoạch - Kiến trúc) cho biết, tổng khối lượng thi công công trình hiện rất khó xác định bởi không có Tổng thầu để thống kê, cập nhật số liệu. Khối lượng các hạng mục công trình hiện đạt khoảng từ 40%-80%. “Công trình không phải bỏ hoang như nhiều thông tin trên mạng. Chúng tôi vẫn đang triển khai nhưng với tốc độ chậm trong thời gian qua. Thành phố cũng đã có phương án giãn tiến độ dự án. Theo chỉ đạo của thành phố, ngày 15/10/2020, công trình sẽ thi công trở lại và dự kiến sẽ hoàn thành phần xây dựng trước 30/4/2021”, ông Quốc khẳng định.

Theo kế hoạch, thời điểm hoàn thành phần vỏ thì Trung tâm Triển lãm quy hoạch TP sẽ chính thức được đưa vào hoạt động phục vụ công chúng. Tuy nhiên, việc này nhiều khả năng chưa thể thực hiện được vì theo tìm hiểu của phóng viên Ngày Nay, phần nội dung triển lãm do một đơn vị khách thực hiện, hiện vẫn chưa hoàn thành bởi nhiều lý do “khó nói”. Bên cạnh đó là việc thành phố đang chủ trương điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng tổng mặt bằng thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các đồ án quy hoạch xây dựng chung của quận huyện hầu hết đã được thay thế bằng quy hoạch theo từng phân khu... đồng thời quy hoạch của các thành phố lớn tại Việt Nam và thế giới phần nào giảm bớt tính thời sự...

Phần nội dung triển lãm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là “hồn” của Trung tâm Triển lãm quy hoạch TP, là cơ sở để thực hiện phần thi công nội thất và công nghệ triển lãm… được triển khai cùng lúc với phần xây dựng nhưng đến nay cũng chưa “về đích”. Được biết, BQL Xây dựng Trung tâm Triển lãm quy hoạch TP đã nhiều lần có ý kiến về tiến độ thực hiện phần nội dung nhưng điểm nghẽn vẫn chưa được tháo gỡ.

Công trình hơn 800 tỷ đồng với ý nghĩa vô cùng quan trọng tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhưng lại giao cho BQL dự án non trẻ, thiếu chuyên nghiệp, không có “nhạc trưởng” chỉ huy thi công... là nguyên nhân chính khiến dự án thi công mãi vẫn chưa xong, đối mặt nguy cơ gây lãng phí ngân sách nhà nước khi đội thêm chi phí quản lý, bảo trì, sửa chữa... trong nhiều năm dừng thi công.

Trong khi đó, việc tổ chức lại BQL Xây dựng Trung tâm Triển lãm quy hoạch TP từ cơ quan ngang Sở (trực thuộc UBND TP) về trực thuộc Sở QHKT dẫn đến nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của BQL có nhiều thay đổi, nay chỉ còn chức năng tham mưu tư vấn cho Sở QHKT và UBND TP thay vì quản lý mọi mặt như quyết định ban đầu… Cơ cấu nhân sự lãnh đạo cũng có nhiều xáo trộn, trong khoảng một năm sau khi dừng thi công BQL không có Trưởng ban để xử lý các công việc quan trọng khiến việc triển khai dự án chậm càng thêm chậm.

Có lẽ, TP.HCM nên tập trung nguồn lực để sớm hoàn thành Trung tâm Triển lãm quy hoạch TP trước khi nghĩ đến chuyện tiếp tục xây dựng Nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch Thủ Thiêm hơn 1.500 tỷ đồng để tránh lãng phí nhân lực, vật lực trong bối cảnh nền kinh tế cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng đang đi xuống vì Covid-19.

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.