Lãnh đạo 11 nước sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 42

0:00 / 0:00
0:00
Chính quyền thành phố Labuan Bajo - địa điểm tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42, cho biết chuỗi sự kiện quan trọng này sẽ thu hút sự tham dự của 11 lãnh đạo các nước và khoảng 550 đại biểu chính thức.
Lãnh đạo 11 nước sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 42

Diễn ra từ ngày 9-11/5 tới, Hội nghị Cấp cao ASEAN 42 được kỳ vọng sẽ có tác động đáng kể đến ngành du lịch và kinh tế sáng tạo của Labuan Bajo, nhất là các lĩnh vực giao thông vận tải, lưu trú, thủ công mỹ nghệ và thực phẩm.

Người đứng đầu Cơ quan du lịch Labuan Bajo, bà Shana Fatina cho biết địa phương này phối hợp với Bộ Du lịch và Kinh tế sáng tạo sẽ tổ chức một loạt sự kiện văn hóa nghệ thuật, trưng bày bên lề Hội nghị Cấp cap ASEAN 42.

Bà Shana cho hay: “Labuan Bajo đã trở thành điểm đến MICE (loại hình du lịch kết hợp giữa nghỉ dưỡng với tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo, khen thưởng) và sẽ giới thiệu những điều tốt nhất tới lãnh đạo và đại biểu các nước”.

Theo bà Shana, chương trình gồm các buổi biểu diễn văn hóa nghệ thuật - đặc biệt là 3 điệu múa truyền thống Tiba Meka, Rangkuk Alu, Caci – trưng bày thổ cẩm, nhạc cụ truyền thống và các sản vật và ẩm thực địa phương.

Bà Shana cũng kêu gọi người dân và doanh nghiệp địa phương thể hiện lòng hiếu khách, cung cấp các dịch vụ và sản phẩm tốt nhất, đồng thời đảm bảo sự riêng tư cho các đại biểu khách mời tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 42.

Chính quyền địa phương cũng cam kết không đóng cửa các điểm tham quan du lịch trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị, đồng thời đảm bảo an ninh cho các địa điểm họp cấp cao và nơi ăn nghỉ của các quan khách.

Trong khi đó, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (Kadin) Arsjad Rasjid ước tính rằng Hội nghị Cấp cao ASEAN 42 có thể đóng góp 5.000 tỷ rupiah (gần 341 triệu USD) cho nền kinh tế địa phương, đồng thời thúc đẩy phục hồi du lịch và các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME).

Ông Rasjid cho biết Cơ quan du lịch Labuan Bajo đã chuẩn bị 1.156 phòng thuộc 22 khách sạn và khu nghỉ dưỡng để làm nơi lưu trú cho các đại biểu và đào tạo 112 MSME địa phương về tiếp thị kỹ thuật số và tiếp thị làng du lịch.

Mặt khác, sự kiện này sẽ mang đến những cơ hội kinh doanh mới cho khu vực tư nhân trong lĩnh vực kinh tế xanh và tăng cường cam kết của các nước khu vực đối với Thỏa thuận Paris hướng tới mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.