Lãnh đạo Trung Quốc làm gì khi về hưu?

Không giống như các chính khách phương Tây, lãnh đạo cấp cao Trung Quốc khi về hưu thường chọn cho mình cuộc sống ẩn dật và hiếm khi xuất hiện nơi công cộng.
Lãnh đạo Trung Quốc làm gì khi về hưu?

Lãnh đạo cấp cao ở các nước phương tây thường tham gia các hoạt động xã hội để kiếm thêm tiền và bảo đảm uy tín của mình sau khi hết nhiệm kỳ, về hưu. Nhưng ở Trung Quốc, có luật bất thành văn là lãnh đạo cấp cao phải rút về ở ẩn khi không còn nắm quyền lực, tránh xuất hiện nhiều nơi công cộng. Họ sẽ trở về cuộc sống đời thường theo các tiêu chuẩn chế độ của Nhà nước quy định.

Năm 2002, Chủ tịch Trung Quốc lúc đó là Giang Trạch Dân đã cố gắng điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu trong đội ngũ lãnh đạo cao nhất bằng cách quy định 68 là tuổi nghỉ đối với các lãnh đạo tối cao và 65 đối với lãnh đạo cấp cao.

Lãnh đạo Trung Quốc làm gì khi về hưu? ảnh 1

Hai cựu lãnh đạo Hồ Cẩm Đào, Giang Trạch Dân và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Chủ tịch Giang đã tiếp tục ngồi ghế Chủ tịch Quân ủy Trung ương thêm 2 năm cho đến 2004, sau khi đã chuyển giao quyền lực cho người kế nhiệm, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.

Theo báo chí Hồng Kông, mức lương hưu hàng tháng của các lãnh đạo cấp cao như Chủ tịch Giang Trạch Dân, Thủ tướng Chu Dung Cơ và Chủ tịch Quốc hội Lý Bằng sẽ vào khoảng 3.000 nhân dân tệ (5,7 triệu đồng VN).

Về nhà ở, các vị lãnh đạo sau khi nghỉ hưu, vẫn tiếp tục ở tại các căn nhà đầy đủ tiện nghi do nhà nước cấp. Đối với chủ tịch Giang là ngôi biệt thự trong khu Trung Nam Hải ở giữa thủ đô Bắc Kinh. Hoặc ngôi biệt thự tại quận Tiên Thiên Địa ở Thượng Hải, nơi ông Giang từng làm việc nhiều năm trước.

Còn ông Chu và ông Lý cũng sẽ tiếp tục ở tại khu biệt thự cao cấp 2 tầng lầu dành cho các nhà lãnh đạo cao cấp.

Các quan chức lãnh đạo về hưu đều có sự giúp đỡ của Vụ Lễ tân khu Trung Nam Hải. Họ sẽ được Đảng và Nhà nước Trung Quốc bố trí những người giúp việc cần thiết, cụ thể là một thư ký riêng, một đầu bếp, một xe ô tô và lái xe, một số người phục vụ và bảo vệ.

Các nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc khi nghỉ hưu vẫn sẽ được hưởng mọi sự đãi ngộ ưu ái trong cuộc sống cho đến cuối đời. Họ sống tương đối giản dị, không bị kéo vào những cạm bẫy làm giàu như các cựu tổng thống Mỹ luôn bị cuốn vào những cuộc hội thảo, thuyết giảng.

Ông Giang sẽ dành nhiều thời gian cho sở thích cá nhân như bơi lội, làm thơ, chơi bóng bàn với phu nhân và các cháu nội. Còn ông Chu Dung Cơ, người rất ham đọc sách, xem Kinh Kịch và đi bộ sẽ yên vui tuổi già tại Bắc Kinh với người bạn đời.

Chủ tịch Quốc hội Lý Bằng và phu nhân Chu Lâm cũng sẽ tiếp tục sống tại Bắc Kinh nhưng ít ai biết được sở thích cá nhân của ông bà vì cả hai người vốn rất kín đáo.

Dù về hưu, họ tiếp tục được cung cấp mọi tài liệu, văn kiện quan trọng của Đảng và chính phủ để theo dõi và nắm tình hình mọi mặt của đất nước. Cũng như ông Đặng Tiểu Bình trước đây, ông Giang Trạch Dân vẫn có thể tiếp các nhà lãnh đạo nước ngoài tới thăm TQ.

Tuy nhiên dù ông Giang từng tuyên bố chỉ làm giảng viên đại học sau khi về hưu. Thế nhưng, nhà lãnh đạo này vẫn được cho là thường xuyên “can thiệp ở hậu trường”.

Năm ngoái là một trong những năm đặc biệt bận rộn của ông Giang Trạch Dân, 86 tuổi, khi ông tìm cách đảm bảo cho các cuộc nhân vật được ông đỡ đầu có một chỗ đứng vững chắc trước quá trình chuyển đổi thế hệ lãnh đạo vào cuối tháng 11/2012.

Một số lãnh đạo về hưu có thể muốn được yên thân nghỉ ngơi tuổi già, nhưng họ lại bị những người được họ đỡ đầu biến thành bình phong để thao túng các vấn đề chính trị.

Ngay cả khi ông Hồ Cẩm Đào muốn tận hưởng một cuộc sống ẩn dật yên bình, các quan chức đương nhiệm từng phò tá ông trong hàng ngũ của Đoàn Thanh niên sẽ đẩy ông lên tuyến đầu, trong cuộc chuyển giao quyền lực tiếp theo vào năm 2017.

Một số chính trị gia có thể bị cám dỗ bởi việc viết hồi ký về thời gian công tác của họ, nhưng ĐCS Trung Quốc không khuyến khích họ làm việc này.

Các cuốn hồi ký dù được phép xuất bản cũng sẽ phải trải qua một quá trình kiểm duyệt kỹ càng và bị cắt gọt rất nhiều ngay cả hồi ký của các cựu lãnh đạo cao cấp nhất.

Ông Lý Bằng, Thủ tướng Trung Quốc từ năm 1987 tới 1998, được cho là đã viết về mối liên quan của ông tới sự kiện Thiên An Môn năm 1989. Tuy nhiên, cuốn sách này bị cấm xuất bản. Một cựu Thủ tướng khác là Triệu Tử Dương cũng buộc phải bí mật đưa hồi ký qua xuất bản tại Hong Kong.

Minh Vũ

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
(Ngày Nay) - Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.