Cựu chủ tịch Fidel Castro mãi là tượng đài lịch sử về tinh thần đoàn kết, giải phóng dân tộc của nhân dân Cuba và nhân dân những nước bị áp bức, bóc lột trên thế giới.
Fidel Castro sinh ngày 13/8/1926 tại nông trang Manacas, thuộc thành phố Biran, tỉnh Oriente, Cuba. Xuất thân từ một gia đình giàu có, nhưng ông Fidel lại chọn con đường cách mạng để tìm lại công bằng cho nhân dân lao động. Tên tuổi của ông gắn liền sự nghiệp giải phóng dân tộc Cuba. Ảnh: Trinity.
Ông hoạt động cách mạng kể từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chủ tịch Castro tốt nghiệp khoa Luật và khoa Xã hội tại ĐH Lahabana. Ảnh: Local10.
Ông Castro (đứng giữa) là một trong số ít nhà lãnh đạo đã đi vào huyền thoại và trở thành biểu tượng lịch sử khi còn sống. Ông thuộc lớp các nhà cách mạng kiệt xuất của thế giới từng cống hiến đời mình cho lý tưởng tự do và giải phóng dân tộc. Năm 1953, ông đã đứng lên cầm vũ khí chống lại chế độ độc tài của Tổng thống Fulgencio Batista. Ảnh: NYTimes.
Khi bị chính quyền của Tổng thống Fulgencio Batista bắt và phải ra tòa năm 1953, lãnh tụ Fidel Castro đã có bài tự bào chữa nổi tiếng với tên gọi "Lịch sử sẽ bào chữa cho tôi". Trong ảnh, ông Fidel nói chuyện với đội quân du kích gồm 9.000 thành viên trước ngày tiến vào thủ đô Havana, buộc nhà độc tài Batista phải rút chạy. Ảnh: NYTimes.
Ngày 1/1/1959, cuộc cách mạng Cuba giành thắng lợi, ông Fidel Castro lên nắm quyền, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử Cuba. Sự kiện này đưa Cuba bước sang trang mới độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội, khích lệ các dân tộc đang bị áp bức bóc lột vùng lên đấu tranh tự giải phóng. Ảnh: Corbis.
Ông Castro trở thành Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba năm 1965. Từ năm 1976, ông được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng. Ảnh: Reuters.
Nhà lãnh đạo Fidel Castro có mối quan hệ thân thiết, gần gũi với Việt Nam. Trong lúc chiến tranh diễn ra ác liệt, đồng chí Fidel là nguyên thủ quốc gia đầu tiên và duy nhất đến thăm một vùng giải phóng của miền Nam Việt Nam. Đây là nguồn cổ vũ to lớn, thể hiện tình cảm đặc biệt của ông Fidel và nhân dân Cuba đối với sự nghiệp giải phóng và độc lập dân tộc của nhân dân ta. Trong ảnh, Chủ tịch Fidel gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ 3 vào tháng 2/2003. Ảnh: Getty.
Ông FIdel và các đồng đội ăn mừng chiến thắng sau khi lật đổ chính quyền độc tài Batista vào tháng 1/1959. Ảnh: CNN.
Ông Fidel phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9/1960. Ảnh: CNN.
Ông Fidel bắt tay Tổng bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev tại thủ đô Havana tháng 4/1989. Ảnh: CNN.
Nhà lãnh đạo Fidel Castro chơi bóng cùng huyền thoại bóng đá Maradona tại cuộc phỏng vấn ở Havana. Sau 50 năm chèo lái đất nước, ngày 18/2/2008, ông tuyên bố thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Tổng tư lệnh quân đội Cuba. Người dân Cuba luôn dành tình cảm yêu mến đặc biệt cho vị lãnh tụ và coi ông là người cha già của dân tộc. Ảnh: Reuters.
Ông tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước, đưa đất nước Cuba ngày càng phát triển. Ông được coi là người có công lớn trong việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Mỹ khi có nhiều động thái cứng rắn với chính quyền Tổng thống Obama. Ảnh: Reuters.
Đài truyền hình Quốc gia Cuba phát thông báo cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro qua đời vào lúc 22h29 (giờ địa phương) ngày 25/11, hưởng thọ 90 tuổi. Theo AFP, thi hài ông Fidel sẽ được hoả táng vào ngày 26/11. Ông Fidel qua đời để lại niềm tiếc thương lớn với nhân dân Cuba và toàn thế giới về người anh hùng của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Mỹ Latin.
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
(Ngày Nay) - Chương trình chính luận nghệ thuật "Con đường lịch sử" là dịp đặc biệt để người dân cả nước cùng tự hào nhìn lại chặng đường vẻ vang của một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
(Ngày Nay) - Giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman cho biết có kế hoạch ra mắt mô hình o3 mini vào cuối tháng 1 và bản o3 đầy đủ sau đó, bởi các mô hình ngôn ngữ lớn mạnh hơn có thể vượt trội hơn mô hình hiện có.
(Ngày Nay) - Bộ Giao thông Vận tải sẽ có giải pháp đầu tư hợp lý, hiệu quả, sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư bảo đảm đồng bộ với các tuyến cao tốc, đặc biệt với các tuyến cao tốc sắp đưa vào khai thác.
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?