Lật tẩy đường dây nuôi nhốt người để… lấy nội tạng

Tòa án tỉnh Giang Tây, Trung Quốc ngày 10-8 vừa qua đã tuyên phạt 12 đối tượng, trong đó có cả bác sĩ và nhân viên y tế trong đường dây mua bán thận, trục lợi hơn 1,5 triệu NDT (250.000 USD) với các mức án từ 2 đến 9 năm rưỡi tù giam.
Lật tẩy đường dây nuôi nhốt người để… lấy nội tạng
Lật tẩy đường dây nuôi nhốt người để… lấy nội tạng - anh 1

Một đối tượng cò mồi với vết sẹo dài sau khi được cấy ghép gan, tại tòa án

Được “vỗ béo” trước khi lên bàn mổ

Vương Hồ, 21 tuổi, người tỉnh An Huy, chỉ vì muốn chứng minh cho gia đình thấy bản thân đã độc lập về tài chính nên đã có một quyết định dại dột: bán thận. Sau khi đọc quảng cáo trên mạng “có thể kiếm được 25.000 NDT nếu bán một quả thận”, Vương Hồ đã tìm theo địa chỉ đến Nam Xương. Trước khi bị đưa đi phẫu thuật cắt thận, anh được bố trí ở một phòng trọ nhỏ tồi tàn, dưới sự canh gác nghiêm ngặt của một thành viên băng nhóm buôn thận tên Triệu Trấn. Vương Hồ nhớ lại, trong lúc chờ đợi, anh chỉ có ăn và ngủ như “một con thú bị nuôi nhốt trong chuồng”.

Sau 20 ngày được “vỗ béo”, Vương Hồ bị bịt mắt và được đưa đến một bệnh viện để làm xét nghiệm, nhưng kết quả quả thận của anh không phù hợp với người muốn thay thận. Suốt một tuần sau đó, anh liên tục bị đưa tới bệnh viện và khi tìm được người phù hợp, Vương Hồ phải ký một thỏa thuận “người mua thận không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào”, và được nhận 25.000 NDT.

Tháng 2-2012, Hải quan sân bay Quảng Châu phát hiện kiện hàng đáng ngờ gửi đi từ thành phố Nam Xương, Giang Tây đã chặn lại kiểm tra. Dưới vỏ bọc hàng “hải sản” trong những thùng đông lạnh là những quả thận người. Tưởng Chính Lâm, người gửi thùng hàng này đã lập tức bị bắt giữ. Hắn là một mắt xích trong đường dây buôn bán thận do Trần Phong cầm đấu. Theo điều tra của tờ MSN People, trong thời gian từ tháng 10-2011 đến 2-2012, 23 quả thận đã được gửi bằng đường hàng không từ thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây đến Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông theo cách này.

Thủ đoạn của băng nhóm này là đăng quảng cáo tìm người bán thận hoặc cho thận trên các trang mạng xã hội với giá cao. Những người muốn bán thận, tuổi dưới 30, chiều cao trên 1,7m, cân nặng trên 75kg, phải có sức khỏe, đặc biệt chức năng gan, thận tốt được xác minh bằng phiếu khám sức khỏe của bệnh viện. Hơn 40 thanh niên trong độ tuổi từ 20-30 đã tới Nam Xương theo những lời quảng cáo này.

Có sự tiếp tay của bác sĩ

Khi bị bắt, Trần Phong khai rằng, chính bác sĩ Chu Vân Tùng ở Bệnh viện quân khu Quảng Châu là khách đặt mua thận đầu tiên. Theo đó, khoảng năm 2011, bác sĩ Tùng có nói với Trần Phong rằng, hiện rất nhiều bệnh nhân của ông đang phải chờ thận để được cấy ghép. Nhưng bệnh viện đang rất khan hiếm thận, nên bác sĩ Tùng ngỏ ý muốn hợp tác với Trần Phong.

Nhận được hợp đồng làm ăn béo bở, Trần Phong liên hệ với Lưu Vĩnh Đông - người chuyên mua thận từ những bệnh nhân đã chết não ở một bệnh viện của tỉnh Giang Tây. Lưu Vĩnh Đông bắt đầu đầu tham gia buôn bán nội tạng người bất hợp pháp từ năm 2010 sau khi ông ta phải mua một quả thận ở “chợ đen” để cấy ghép cho chính mình.

Mỗi phi vụ làm trung gian, Lưu Vĩnh Đông kiếm được 10.000 NDT. Trong một vài vụ thành công, Trần Phong và Lưu Vĩnh Đông đã thành lập đường dây buôn bán thận quy mô lớn, thu lợi nhuận khổng lồ. Khi có nhiều người muốn bán thận, Trần Phong cắt cử đàn em đi thu gom và gửi dưới vỏ bọc “hàng hải sản” cho bác sĩ Chu Vân Tùng, với giá 120.000 NDT/ mỗi quả thận. Trần Phong lấy 10.000 NDT và phần còn lại chia đều cho các thành viên của băng nhóm. Mỗi bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật cắt thận của những người do nhóm Trần Phong đưa đến được nhận 10.000 nhân dân tệ, các y tá được nhận từ 1000-4000 nhân dân tệ mỗi ca.

Đầu năm 2007, Bắc Kinh lần đầu tiên công bố những quy định cấp quốc gia về cấy ghép nội tạng con người, nghiêm cấm các tổ chức và cá nhân buôn bán nội tạng dưới mọi hình thức. Luật Hình sự sửa đổi năm 2011 của Trung Quốc có 3 điều khoản về tội phạm liên quan buôn bán nội tạng, theo đó những kẻ bị kết tội tổ chức buôn bán nội tạng người có thể phải đối mặt với án tù hơn 5 năm kèm phạt tiền nặng.

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.