Lễ hội khai ấn Đền Trần - Một nét đẹp văn hóa truyền thống

(Ngày Nay) - Nam Định là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, giàu truyền thống văn hóa, có nhiều lễ hội gắn với các di tích lịch sử văn hóa và một trong số đó nhất định phải kể đến chính là lễ hội đền Trần.
Trước giờ khai ấn, nhiều người dân và du khách thập phương đã đổ về Đền Trần (Nam Định).
Trước giờ khai ấn, nhiều người dân và du khách thập phương đã đổ về Đền Trần (Nam Định).

Là một trong những lễ hội đầu xuân nổi tiếng nhất Việt Nam nhằm tri ân công đức của các vị vua Trần, lễ hội khai ấn đền Trần năm nay diễn ra từ ngày 14 - 15 tháng Giêng âm lịch với 3 nghi thức: dâng hương, rước kiệu ấn và khai ấn tại Tiên Miếu nhà Trần (phủ Thiên Trường).

Đêm khai ấn diễn ra từ 22h40 ngày 14, mở đầu là Lễ dâng hương do UBND TP. Nam Định chủ trì. Lễ rước Kiệu ấn sẽ diễn ra từ 22h40 đến 23h10. Lễ khai ấn do đại diện người cao tuổi của phường Lộc Vượng, đại diện một số ban ngành của thành phố Nam Định chứng kiến nghi lễ đóng dấu khai ấn vào 14 cánh ấn. Những lá ấn này sau đó được dâng lên các cơ sở thờ tự thuộc phường Lộc Vượng gồm: đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, đền Trùng Hoa, chùa Phổ Minh, Văn chỉ Hiền Đàn, đình Tức Mặc, đình Kênh, đình Bái, đình Vĩnh Trường…

Trong thời gian làm Lễ Khai ấn, sẽ đóng cửa đền Thiên Trường để đảm bảo sự tôn nghiêm của nghi lễ truyền thống. Từ 23h55 trở đi sẽ mở cửa đền để mọi người tiếp tục vào lễ đầu năm. Sau nghi lễ chính sẽ mở cửa đền cho người dân và khách thập phương vào lễ đầu năm. Từ 5 giờ sáng ngày 15 tháng Giêng (19/2/2019), BTC sẽ tổ chức lễ phát ấn cho người dân và du khách thập phương.

Năm 2018, theo ban tổ chức có khoảng hơn 15 vạn người dự lễ khai ấn, vì thế trong năm 2019, ban tổ chức lễ hội cũng không hạn chế ấn phát ra, đảm bảo mọi du khách khi tới lễ hội đều có cho mình một cánh ấn.

Lễ hội khai ấn Đền Trần - Một nét đẹp văn hóa truyền thống ảnh 1

Để lễ hội đền Trần và lễ khai ấn đền Trần diễn ra an toàn, bình an, BTC đã thành lập 4 tiểu ban phục vụ cho công tác quản lý, tổ chức lễ hội đền Trần gồm: Tiểu ban nghi lễ, Tuyên truyền, An ninh trật tự, Hậu cần. Đồng thời, UBND TP. Nam Định cũng tăng cường nhiều biện pháp đảm bảo an ninh, phân luồng giao thông, đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ; tiếp tục lắp đặt camera an ninh để ngăn ngừa và phát hiện những hành vi không đúng chuẩn mực, gây phản cảm để đảm bảo mùa lễ hội văn minh, an toàn.

Được biết, lễ khai ấn đầu xuân là phong tục có từ lâu đời và chỉ riêng Nam Định phát triển thành một tập quán phổ biến trong cả nước, ngày càng trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đặc sắc và hấp dẫn, thu hút đông đảo nhân dân địa phương và nhiều vùng miền trong cả nước tham dự.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, lễ khai ấn đền Trần có từ thế kỷ XIII. Sau khi đánh thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất, vào ngày 14 tháng Giêng, tại phủ Thiên Trường (Nam Định), nơi phát tích của nhà Trần, vua Trần Thái Tông đã mở tiệc chiêu đãi và thưởng công, phong tước cho các quan, quân có công trong việc đánh giặc.

Kể từ đó, cứ vào ngày này, các vua Trần lại tổ chức nghi lễ khai ấn để tế lễ trời đất, tổ tiên. Nghi lễ khai ấn được nhân dân duy trì để tưởng nhớ công đức của các vua Trần, giáo dục con cháu truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông xã tắc; đồng thời cầu mong thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi nhà chung hưởng lộc ấn đền Trần “Tích phúc vô cương”, bước sang năm mới mạnh khỏe, lao động, sản xuất, học tập, công tác tốt.

Hiện nay, trên cả nước có gần 8000 lễ hội dân gian nhưng lễ hội Đền Trần là một di sản văn hóa phi vật thể có nhiều giá trị đặc sắc bậc nhất.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.