Quyết định của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) đưa ra mới nhất này là một trong những đợt cắt giảm mạnh nhất, đột ngột nhất trong một loạt các chương trình viện trợ lương thực cho người Syria kể từ cuộc Nội chiến Syria xảy ra từ ngày 26/1/2011.
UN quyết định cắt viện trợ lương thực cho người tị nạn Syria |
Việc UN cắt viện trợ lương thực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đển những người Syria tị nạn tại Ai Cập, Iraq, Jordan. Lebanon và Thổ Nhĩ Kỳ.
Đọc thêm: Cuộc chiến ở Iraq và Syria: Thảm cảnh 13,6 triệu dân thường phải sơ tán
Vì xung đột, người dân Syria phải chạy tị nạn sang các nướcláng giềng |
Ertharin Cousin, Giám đốc điều hành của WFP cho biết: “Việc WFP ngưng hỗ trợ lương thực sẽ là một thảm họa cho nhiều người dân Syria vốn đã sống trong cảnh đói khổ, tạm bợ. Tuy nhiên, việc viện trợ này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự an toàn của người tị nạn. Thậm chí, còn gây căng thẳng và bất ổn tại các trại tị nạn ở các nước láng giềng của Syria.”
Bà Ertharin Cousin - Giám đốc điều hành của WFP |
Ahmad Mahayni, một người Syria, đã phải rời xa gia đình mình để sống lưu vong vài tháng ở Jordan với hi vọng bay sang Berlin (Đức) để tìm nơi nương náu an toàn hơn.
Xem thêm: Thảm cảnh hoang tàn ở Syria một ngày sau trận không kích của Mỹ
Ông António Guterres, Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, cho biết: “Việc cắt viện trợ lương thực của WFP xảy đến vào một thời điểm không thể tồi tệ hơn. Việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hàng chục nghìn gia đình tị nạn đang sống lưu vong khắp nơi, đặc biệt là những gia đình sống phụ thuộc hoàn toàn vào viện trợ quốc tế.”
Một người dân Syria trong trại tị nạn gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ |
Các tổ chức cứu trợ quốc tế từ Trung Phi tới Ukraine (thường xuyên ủng hộ, tài trợ những khoản tiền nhất định nhắm giúp người dân Syria đối phó với cuộc xung đột nội chiến cũng như cuộc chiến chống IS đang diễn ra tại nước này) đã từng cảnh báo việc nguồn tiền viện trợ có thể ngưng lại bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, một tổ chức viện trợ lớn như Chương trình Lương thực Thế giới đột ngột ngừng cung cấp lương thực là một điều bất thường, hiếm xảy ra.
“Chúng tôi đã nói trước về điều này. Rằng, WFP đã sắp cạn kiệt ngân quỹ cũng như nguồn lương thực có trong kho”, Ertharin Cousin nói.
Đây không phải là lần đầu tiên WFP ngưng viện trợ vì khủng hoảng ngân sách. Cách đây hai tuần, WFP đã cắt viện trợ lương thực cho hơn 500.000 người tị nạn ở Kenya (do sự bất ổn tại Somalia và Sudan).
Nhân viên WFP đang thực hiện các hoạt động viện trợ lương thực |
Trong tháng 12/2014, WFP và các đối tác viện trợ sẽ trình lý do ngưng viện trợ cũng như nguồn ngân sách hiện tại với quỹ WFP đang hoạt động tại Syria và Iraq.
Để giải quyết vấn đề người tị nạn ngày càng gia tăng sau các cuộc xung đột, cuộc chiến chống khủng bố, thảm họa tự nhiên... tuần trước, Hội Chữ thập đỏ quốc tế đã kêu gọi thế giới ủng hộ ngân sách năm 2015 cao hơn 25% ngân sách năm 2014.
Xem thêm:
1. Khủng bố IS hứng 30 đợt không kích dữ dội tại cứ điểm 'huyết mạch’
2. Cuộc chiến ở Iraq và Syria: Thảm cảnh 13,6 triệu dân thường phải sơ tán
3. Thảm cảnh hoang tàn ở Syria một ngày sau trận không kích của Mỹ
4. Cuộc sống ‘địa ngục’ của các tay súng từng phục vụ cho khủng bố IS
5. Giao tranh ác liệt giữa khủng bố IS và chiến binh người Kurd, 40 người thiệt mạng
6. Sự bành trướng của IS trên Internet và 'cơn khát máu' dưới lý tưởng đạo Hồi chân chính
7. Bản đồ thế giới nhuốm màu đen vì mạng lưới đồng minh IS dâng cao đột biến
8. Những nạn nhân bị khủng bố IS chặt đầu một cách man rợ