Lo sợ vì Covid-19, vợ chồng Mỹ kiện chủ tàu du lịch hơn 1 triệu USD

Cho rằng Grand Princess đặt lợi nhuận trên sự an toàn và không có cách thức sàng lọc Covid-19 thích hợp, 2 hành khách người Mỹ kiện chủ tàu hơn 1 triệu USD.
Một số hành khách từng đi tàu Grand Princess và thủy thủ được xét nghiệm dương tính với virus corona. Ảnh: AP
Một số hành khách từng đi tàu Grand Princess và thủy thủ được xét nghiệm dương tính với virus corona. Ảnh: AP

SCMP đưa tin, cặp vợ chồng Ronald và Eva Weissberger (ở hạt Broward, Florida, Mỹ) kiện Princess Cruise Lines (chủ sở hữu tàu Grand Princess bị virus corona tấn công) hơn 1 triệu USD.

Vợ chồng Weissbergers cáo buộc công ty khiến họ lo âu, thậm chí chấn thương tinh thần vì sợ nhiễm Covid-19. Nguyên đơn cho biết Princess Cruise thiếu cách thức sàng lọc thích hợp để giảm thiểu rủi ro tiếp xúc của các hành khách.

Vụ kiện đã được đệ trình lên tòa án quận tại Los Angeles. Carnival Corp, công ty mẹ của Princess Cruise Line không trả lời khi có yêu cầu phát biểu.

Hôm 4/3, Grand Princess bị từ chối vào vịnh San Francisco khi quay trở lại từ Hawaii vì chính quyền y tế tiểu bang ghi nhận một số hành khách trên tàu có các triệu chứng giống cúm Covid-19. Ngày 9/3, con tàu được phép cập cảng ở Oakland, California. 2.400 hành khách rời khỏi tàu và được đưa đến khu vực cách ly hoặc y tế.

Tuần trước, vòng thử nghiệm ban đầu trên tàu cho thấy 21 người, chủ yếu là thủy thủ đoàn, đã nhiễm virus corona. Con số thực sự có thể cao hơn khi chỉ có 45 người trên tàu được thử nghiệm. Con tàu cũng liên quan đến 12 trường hợp nhiễm virus corona từ chuyến đi trước đến Mexico và một trường hợp tử vong.

Weissbergers lên tàu vào ngày 21/2 khi Grand Princess khởi hành từ San Francisco và vẫn là hành khách trên Grand Princess khi vụ kiện được đệ trình. Trong đơn khiếu nại, Weissbergers cho biết hành khách của con tàu chỉ được yêu cầu điền vào giấy xác nhận rằng họ không bị bệnh mà không có thẩm vấn hay sàng lọc thêm trước khi lên máy bay.

"Bị cáo Princess chọn đặt lợi nhuận trên sự an toàn của hành khách, phi hành đoàn và cộng đồng trong việc tiếp tục hoạt động kinh doanh như bình thường, mặc dù họ biết về nguy cơ thực sự gây tổn hại cho các nguyên đơn, những người cao tuổi có nguy cơ nhiễm bệnh tiềm ẩn", theo đơn kiện.

Khiếu nại cũng cho rằng nhà điều hành tàu nên phát triển các phương pháp bảo vệ hành khách khi chứng kiến vụ việc xảy ra với Diamond Princess, con tàu có khoảng 700 ca nhiễm virus corona và 7 hành khách tử vong, đã bị cách ly ở Nhật Bản.

Princess đang hoàn trả cho hành khách toàn bộ chi phí của hành trình, cộng với vé máy bay, khách sạn, di chuyển mặt đất và các chuyến du ngoạn trên bờ trả trước.

Theo Zing
TIN LIÊN QUAN
Bình luận
Người dân Nhật Bản. Ảnh minh họa
Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.
Trụ sở Baidu ở Trung Quốc.
Baidu ra mắt mô hình AI mới cạnh tranh với DeepSeek
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, Baidu đã ra mắt 2 mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới cung cấp khả năng suy luận đa phương thức nâng cao và có giá thấp hơn so với các sản phẩm tương đương của DeepSeek.
Trẻ bị chó nhà tấn công tại Hà Nội
Cảnh báo bệnh dại sắp 'vào mùa'
(Ngày Nay) - Mới đây, phòng tiêm chủng vaccine thuộc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận hai trường hợp bị chó nhà cắn. Đáng chú ý, có trường hợp con vật chết ngay sau đó - dấu hiệu đặc biệt liên quan đến bệnh dại.
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.