Sao Diêm Vương |
Sao Diêm Vương (Pluto) là vật thể lớn nhất trong vành đai Kuiper. Vượt quãng thời gian dài gần gần 5 tỷ km, dự kiến sáng hôm nay 14/7, tàu vũ trụ New Horizons của NASA sẽ đã tiếp cận sao Diêm Vương.
Hai sự kiện này sẽ làm cho năm 2015 là một năm thú vị cho việc khám phá hệ mặt trời. Nhưng có nhiều hơn nữa để câu chuyện này không đơn giản chỉ là khoa học:
New Horizons - Cơ hội kết thúc tranh cãi về sao Diêm Vương
Sau 9,5 năm du hành ngoài vũ trụ, vượt quãng đường gần 5 tỷ km, tàu vũ trụ New Horizons (tạm gọi là Những Chân Trời Mới) của NASA đã sắp sửa tiếp cận sao Diêm Vương (Pluto). Được phóng lên vũ trụ lúc 19h tối giờ địa phương (Florida, Mỹ) ngày 19/1/2006, New Horizons đang thực hiện sứ mạng khám phá sao Diêm Vương và mặt trăng lớn nhất của nó là Charon (có 5 hành tinh bay quanh sao Diêm Vương là Charon, Nix, Styx, Hydra và Kerberos) và mở ra hy vọng kết thúc tranh cãi về tính chất ngôi sao này.
Tàu vũ trụ New Horizons sẽ tiếp cận sao Diêm Vương trong hôm nay |
Dự kiến lúc 11:49 ngày 14/7, tàu vũ trụ New Horizons đã tiếp cận sao Diêm Vương và bay cách nó với khoảng cách 12.500 km, tốc độ bay của tàu quanh ngôi sao lùn này là khoảng 50.000 km/giờ.
Nhiệm vụ của New Horizons là thu thập các dữ liệu của sao Diêm Vương và những hành tinh xung quanh nó, để con người có thể nghiên cứu cụ thể hơn về ngôi sao lùn này, điển hình là tuổi thọ, cấu tạo của ngôi sao, nhiệt độ bề mặt, cực quang ở trong bầu khí quyển… Tốc độ dữ liệu truyền từ New Horizons về Trái đất đạt 64Gbps, tức là 8GB/giây.
Sao Diêm Vương (Pluto) |
Tiếp cận sao Diêm Vương giúp cho các nhà khoa học có thể tái hiện hình ảnh và nghiên cứu bề mặt băng của nó một cách chi tiết và hơn so với trước đây. Chúng ta sẽ sớm biết được màu sắc thật sự của bề mặt cũng như quá trình hình thành bề mặt lồi lõm của sao Diêm Vương trong suốt hàng tỷ năm diễn ra các vụ va chạm thiên thể. Thậm chí chúng ta có thể biết được liệu sao Diêm Vương có đang, hay từng tồn tại các yếu tố của sự sống.
NASA dự kiến bức ảnh đầu tiên mà New Horizons chụp và gởi về từ sao Diêm Vương sẽ được công bố vào thứ Năm hoặc thứ Sáu tuần này. Alan Stern, người chịu trách nhiệm chính trong dự án New Horizons cho biết con tàu cần hơn 1 năm để thu thập đủ dữ liệu, trước khi tiếp tục các nhiệm vụ khác. Đến 2016 con tàu sẽ hoàn thành sứ mạnh của mình.
Tại sao Pluto không còn là hành tinh?
Năm 2005, các nhà thiên văn học, đứng đầu là Mike Brown đã nhất trí loại sao Diêm Vương khỏi danh mục các hành tinh. Thời điểm đó, một nhóm chuyên gia đã phát hiện ra sự tồn tại của Eris, một thiên thể lớn hơn sao Diêm Vương và cũng có quỹ đạo quay quanh Mặt Trời.
Sao Diêm Vương (Pluto) không được coi là một hành tinh |
Phát hiện này đặt ra vấn đề có nên coi Eris là một hành tinh như sao Diêm Vương hay không. Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) đã đưa ra định nghĩa chính thức về hành tinh để giải quyết vấn đề này. Theo định nghĩa mới, cả sao Diêm Vương và Eris đều được xếp loại là hành tinh lùn. Tuyên bố này có nghĩa sao Diêm Vương không phải là một hành tinh.
Sao Diêm Vương đã không đáp ứng được tiêu chí ở mục (c) của định nghĩa do IAU đưa ra về yêu cầu một hành tinh phải có "miền lân cận quỹ đạo sạch" hoàn toàn không có một thiên thể nào có kích thước lớn đáng kể.
Các nhà thiên văn học của IAU đã lập luận rằng Eris có quỹ đạo nằm trong miền lân cận quỹ đạo của sao Diêm Vương và ngược lại. Từ đó họ đi đến kết luận cả hai đều không được coi là hành tinh.
Các nhà khoa học đã bắt đầu dự đoán về những gì khám phá được trên sao Diêm Vương. Tuy nhiên tất cả đều chắc chắn một điều, tàu New Horizons sẽ làm sáng tỏ toàn bộ bí mật trước đây của sao Diêm Vương.
"Những gì chúng ta tưởng tượng về sao Diêm vương sẽ tan biến hết," Alan Stern, người chịu trách nhiệm theo dõi New Horizons nhận xét. Ngoài ra, NASA cũng hy vọng tàu New Horizons sẽ vén bức màn bí ẩn về người ngoài hành tinh trong hệ Mặt Trời của chúng ta.
Anh Phương (TH)
>>> Xem thêm:
- Hôm nay 7/7 Google đổi logo: Eiji Tsuburaya là ai?
- Trái đất ngày càng nóng lên: Tương lai nhân loại sẽ về đâu?