Lối sống 'không con, thu nhập gấp đôi' của thanh niên Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong khi chính phủ Trung Quốc cố gắng tăng tỷ lệ sinh để tránh rơi vào một cuộc khủng hoảng già hoá dân số, một bộ phận những người trẻ nước này lại chọn cho mình lối sống “không con, thu nhập gấp đôi”.
Huang Yulong - người đã thắt ống dẫn tinh ở tuổi 26 và dự định sẽ không có con. Ảnh: NY Times
Huang Yulong - người đã thắt ống dẫn tinh ở tuổi 26 và dự định sẽ không có con. Ảnh: NY Times

Huang Yulong, một cử nhân đang sinh sống và học tập tại thành phố Quảng Châu, cho biết bản thân không muốn có con. Quan điểm của Huang là không nhất phải có con cháu nối dõi dòng tộc. Năm 26 tuổi, anh thậm chí đã quyết định thực hiện tiểu phẫu thắt ống dẫn tinh.

“Đối với thế hệ chúng tôi, con cái không phải là điều bắt buộc”, Huang chia sẻ. “Giờ đây, cuộc sống của chúng tôi không hề có bất kì gánh nặng nào. Vậy tại sao không đầu tư vật chất và chăm lo tinh thần cho chính mình?”.

Hiện nay, Huang đang theo đuổi một lối sống thường được giới trẻ Trung Quốc gọi là "không con, thu nhập gấp đôi" (Double Income, No Kids – DINK). DINK đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ trước đây, nhưng nó chỉ thực sự trở thành một xu hướng phổ biến ở quốc gia đông dân nhất thế giới trong thời gian gần đây.

Những gánh nặng kinh tế trong tương lai cùng với việc chi phí sinh hoạt liên tục tăng cao đã và đang là nguyên nhân khiến cho nhiều người trẻ Trung Quốc "né tránh" thiên chức làm cha mẹ.

Lối sống 'không con, thu nhập gấp đôi' của thanh niên Trung Quốc ảnh 1

Một sự kiện mai mối dành cho những người trẻ độc thân. Ảnh: AFP

Mặt khác, lối sống này đang đi ngược lại những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học trong thời gian sắp tới.

Đầu tuần này, chính quyền Bắc Kinh đã công bố sửa đổi chính sách kế hoạch hóa gia đình, cho phép các gia đình có ba con thay vì hai như trước đây. Sự thay đổi này là nhằm khuyến khích các cặp vợ chồng sinh thêm con, tuy nhiên một số người như Huang vẫn khẳng định rằng họ thà không có con, thậm chí phải sử dụng các biện pháp can thiệp y học để đảm bảo điều đó.

Đáng chú ý, ngày càng có nhiều người trẻ trong xã hội Trung Quốc ủng hộ quan điểm này.

Mặc dù quyết định thắt ống dẫn tinh của Huang khá tiêu cực, nhưng điều này đã được dự báo từ lâu. Các nhà nhân khẩu học đã từng đưa ra cảnh báo rằng việc ngày càng nhiều người quyết định không sinh con sẽ là nguyên nhân chính khiến dân số Trung Quốc bị suy giảm.

Theo điều tra dân số mới nhất, quy mô, cơ cấu trung bình mỗi hộ gia đình tại nước này hiện nay là 2,62, giảm so với con số 3,1 được ghi nhận vào năm 2010.

Hiện tại, Huang kiếm được khoảng 630 USD (hơn 14 triệu đồng) mỗi tháng từ công việc sửa chữa điện thoại. Anh cho biết lý do mình đưa ra quyết định như vậy một phần là vì thời thơ ấu thiếu vắng tình yêu thương của cha mẹ, phần khác là do hạn chế về khả năng tài chính của bản thân.

“Nếu tôi kết hôn và sinh con, tôi sẽ vẫn thuộc tầng lớp dưới đáy của xã hội", Huang chia sẻ. “Đến một lúc nào đó, tôi cũng sẽ phải để con ở nhà giống như cha mẹ tôi đã từng làm với tôi. Nhưng thực sự tôi không muốn điều đó xảy ra”.

Dù là tự nguyện nhưng quyết định triệt sản của một người trẻ tuổi, đặc biệt là của những thanh niên chưa lập gia đình, vẫn luôn bị coi là một điều cấm kỵ trong quan niệm truyền thống của Trung Quốc.

Ở nhiều thành phố, các bác sĩ sẽ yêu cầu kiểm tra giấy chứng nhận kết hôn và có sự đồng ý của người chồng hoặc người vợ trước khi đồng ý cho bệnh nhân tiến hành thủ thuật triệt sản. Huang cũng đã phải nói dối để lừa bác sĩ.

Lối sống 'không con, thu nhập gấp đôi' của thanh niên Trung Quốc ảnh 2

Nhiều thanh niên Trung Quốc cho rằng con cái sẽ là gánh nặng họ phải chịu đựng trong tương lai. Ảnh: AFP

Tuy nhiên, một số nam thanh niên vẫn quyết định tiến hành thủ thuật triệt sản. Họ cho rằng đây là biện pháp tránh thai tối ưu cho chính bản thân họ và cho bạn đời, khi cả hai là người theo đuổi lối sống DINK.

Jiang, huấn luyện viên thể hình 29 tuổi tại Phúc Kiến, cho biết anh đã tìm đến 6 bệnh viện để thực hiện tiểu phẫu thắt ống dẫn tinh nhưng đều bị từ chối. Lý do là Jiang không thể cung cấp “chứng nhận kế hoạch hóa gia đình” một tài liệu nêu rõ tình trạng hôn nhân và số con của người đó.

“Họ từ chối cho tôi làm thủ thuật đó vì tôi chưa lập gia đình và không có con, rằng tôi đang đi ngược lại chính sách của nhà nước", Jiang cho biết.

Nhưng đến tháng 3 vừa rồi, anh cũng đã tìm được một bệnh viện ở phía tây nam thành phố Thành Đô chiều theo ý mình. Sau đó, Jiang đã đăng tải một bài viết chia sẻ chi tiết về toàn bộ quá trình của mình lên một diễn đàn dành cho những người theo đuổi lối sống DINK trên Baidu. Anh muốn thay đổi những quan niệm sai lầm của mọi người về việc thắt ống dẫn tinh khiến đàn ông sẽ trở thành thái giám.

Trong quá khứ, người Trung Quốc luôn bị ràng buộc bởi tư tưởng "nối dõi tông đường", nghĩa vụ báo hiếu với cha mẹ và coi con cái là nơi nương tựa lúc về già. Nhưng khi hệ thống an sinh xã hội và các chính sách bảo hiểm ngày càng được mở rộng, người trẻ đang có nhiều sự lựa chọn hơn.

Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia có số người độc thân cao nhất trên thế giới. Năm 2018, nước này ghi nhận 240 triệu công dân trong tình trạng độc thân, chiếm khoảng 17% tổng dân số. Dù tỷ lệ này vẫn thấp hơn so với Mỹ, nhưng con số này tại Trung Quốc đã tăng thêm khoảng 1/3 kể từ năm 2010.

“Giới trẻ ngày nay không có khả năng chịu đựng gian khổ như thế hệ trước”, bà He Yafu, một nhà nghiên cứu nhân khẩu học, cho biết. “Nhiều thanh niên có suy nghĩ rằng con cái sẽ không thể chăm lo cho cha mẹ khi về già, mà thậm chí cha mẹ còn bị phụ thuộc vào chúng. Tốt hơn hết nên tiết kiệm tiền, vào viện dưỡng lão khi lớn tuổi hoặc mua các gói bảo hiểm cho bản thân”.

Theo một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Phụ nữ Trung Quốc, chi phí để nuôi dạy một đứa trẻ từ 0 cho đến 17 tuổi tại Trung Quốc rơi vào khoảng 30.000 USD, gấp 7 lần mức lương trung bình hàng năm của người dân.

Những con số này thường được đưa ra thảo luận trên các diễn đàn của những người theo đuổi lối sống DINK – nơi dần trở thành các trang hẹn hò không chính thức của những người trẻ có cùng quan điểm.

“Tôi khao khát một thế giới chỉ có hai người,” một người dùng bình luận. “Tôi thực sự không thích trẻ con. Tôi biết vệc nuôi dạy con trẻ là vô cùng khó khăn! Những nỗ lực của cha mẹ dưỡng dục của cha mẹ chưa chắc đã được đáp lại xứng đáng".

Trước xu hướng này, nhiều công ty mai mối tại Trung Quốc đang đẩy mạnh chiến dịch quảng cáo kết đôi cho những người độc thân không muốn có con. Một số công ty bảo hiểm cũng đã triển khai các chương trình nhắm đến những đối tượng, những hộ gia đình theo đuổi lối sống DINK. Ngoài ra, các công ty môi giới nhà ở cũng cho ra mắt các căn hộ chuyên biệt dành cho những cặp vợ chồng không con.

Huang, 24 tuổi, một sinh viên tốt nghiệp ngành máy tính ở thành phố Vô Tích, cho biết anh đã gặp đối tác tương lai của mình, một cô gái 28 tuổi, trên một diễn đàn DINK.

Sau khi thừa nhận với bạn bè rằng anh sợ có con, một người đã đề nghị anh thắt ống dẫn tinh. Tháng 11 năm ngoái, Huang đã làm phẫu thuật tại thành phố Tô Châu, sau khi phải gõ cửa 6 bệnh viện.

Kế hoạch nghỉ hưu của Huang là di cư đến Iceland hoặc New Zealand, những quốc gia có mạng lưới an sinh xã hội tốt. Anh còn tính toán số năm mà một đứa trẻ có thể thực hiện "nghĩa vụ hiếu thảo" của mình.

"Chỉ khoảng 10 năm, không đáng để tôi phải hy sinh", Huang trần tình. “Nuôi dạy một đứa trẻ là một thương vụ có phí tổn cao nhưng lợi nhuận thấp".

Theo New York Times
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?