Lượng khí thải metan tăng vọt đến mức kỷ lục

[Ngày Nay] - Ghi nhận của các nhà khoa học gần đây, lượng khí thải mêtan trên toàn cầu đã đạt mức cao nhất trong lịch sử. 
Lượng khí thải metan tăng vọt đến mức kỷ lục

Nguyên nhân được đưa ra chủ yếu bởi sự gia tăng khí thải từ khai thác than, sản xuất dầu và khí đốt tự nhiên, chăn nuôi gia súc cùng những bãi rác ùn ứ.

Từ năm 2000-2017, phát thải khí nhà kính đã có chiều hướng tăng cao, các mô hình khí hậu cảnh báo điều này sẽ dẫn đến nhiệt độ nóng lên 3-4 độ C trước khi kết thúc thế kỷ này.

Đây là ngưỡng nhiệt nguy hiểm mà các nhà khoa học cho rằng các thảm họa tự nhiên, bao gồm cháy rừng, hạn hán, lũ lụt cũng như nạn đói, di cư hàng loạt trở nên phổ biến - Phát hiện được phác thảo trong hai bài báo xuất bản ngày 14/7 trên Tạp chí Nghiên cứu Môi trường và Dữ liệu Khoa học Hệ thống Trái đất với Dự án Carbon toàn cầu do nhà khoa học Rob Jackson của Đại học Stanford làm trưởng nhóm nghiên cứu.

Vào năm 2017, bầu khí quyển Trái đất đã hấp thụ gần 600 triệu tấn khí không màu, không mùi, mạnh hơn 28 lần so với carbon dioxide khi giữ nhiệt trong khoảng thời gian 100 năm. Hơn một nửa lượng khí thải metan hiện nay đến từ các hoạt động của con người. Lượng khí thải metan hàng năm tăng 9%, tương đương 50 triệu tấn mỗi năm, từ đầu những năm 2000, khi nồng độ metan trong khí quyển tương đối ổn định.

Trên toàn cầu, các nguồn nhiên liệu hóa thạch và những con bò là là nguyên nhân khiến khí metan tăng cao. “Phát thải từ gia súc và các loài động vật nhai lại khác lớn gần bằng lượng phát thải từ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch”- Jackson, giáo sư khoa học hệ thống Trái đất tại Trường Khoa học Trái đất, Năng lượng & Môi trường (Stanford) cho biết. Trong suốt thời gian nghiên cứu, nông nghiệp chiếm khoảng 2/3 tổng lượng khí thải metan liên quan đến các hoạt động của con người; nhiên liệu hóa thạch góp phần đứng thứ ba những tác động còn lại. 

Lượng khí thải metan từ nông nghiệp đã tăng lên 227 triệu tấn trong năm 2017, tăng gần 11% so với mức trung bình của những năm 2000-2006. Khí metan từ sản xuất và sử dụng nhiên liệu hóa thạch đạt 108 triệu tấn trong năm 2017, tăng gần 15% so với giai đoạn trước.

Trong khi đại dịch COVID-19 diễn ra, lượng khí thải carbon giảm mạnh khi sản xuất và vận chuyển bị đình trệ. Nhưng lượng phát thải khí metan không giảm nhiều như lượng khí thải carbon dioxide vì con người vẫn phải sưởi ấm nhà cửa và nền nông nghiệp vẫn phải tiếp tục phát triển.

Nghiên cứu cũng cho thấy, phát thải khí mêtan tăng mạnh nhất ở châu Phi và Trung Đông; Trung Quốc; Nam Á và Châu Đại Dương, bao gồm Úc và nhiều đảo Thái Bình Dương. Mỗi khu vực trong số ba khu vực này đã tăng lượng khí thải ước tính khoảng 10 đến 15 triệu tấn mỗi năm. Hoa Kỳ theo sát phía sau, lượng phát thải khí metan tăng 4,5 triệu tấn, chủ yếu là do khoan, phân phối và tiêu thụ khí đốt tự nhiên nhiều hơn.

Châu Âu là điểm sáng khi trở thành khu vực duy nhất có lượng khí thải metan giảm trong hai thập kỷ qua. “Chính sách tốt và quản lý sát sao đã  giúp châu Âu giảm lượng khí thải từ các bãi chôn lấp, phân bón và các nguồn khác. Người dân cũng ăn ít thịt bò, tăng cường ăn thịt gia cầm và cá”, Marielle Saunois của Đại học Versailles Saint-Quentin ở Pháp, tác giả chính của nghiên cứu Dữ liệu hoa học hệ thống trái đất cho biết.

Trong khi đó, các vùng nhiệt đới và ôn đới chứng kiến sự tăng vọt lớn nhất về khí thải metan. 
Theo Jackson, việc hạn chế khí thải metan đồng nghĩa với việc yêu cầu các quốc gia phải giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, kiểm soát khí thải “chạy trốn” như rò rỉ từ đường ống và giếng, cũng như thay đổi cách chúng ta cho gia súc ăn, cách trồng lúa và thành phần bữa ăn của con người. “Chúng ta nên ăn ít thịt hơn và giảm khí thải liên quan đến chăn nuôi gia súc, lúa gạo”, Jackson nói.

Theo Science Daily
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
(Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.
Giáo sư Nguyễn Quý Đạo chia sẻ về cuốn tự truyện của mình.
"Bốn mùa - Một cuộc đời" - Lời tự sự của nhà khoa học Việt Nam trên đất Pháp
(Ngày Nay) - “Bốn mùa - Một cuộc đời” vừa ra mắt công chúng tại Pháp là cuốn tự truyện của Giáo sư Nguyễn Quý Đạo, tác giả và đồng tác giả của hơn 300 công trình nghiên cứu khoa học, đồng thời là nhà hóa học người Việt Nam có tầm ảnh hưởng trong giới tri thức Pháp cũng như cộng đồng kiều bào Việt Nam tại Pháp.