Mastercard cam kết mang đến những tiềm năng vô giá cho các đối tác Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -Công ty công nghệ thanh toán toàn cầu Mastercard vừa tổ chức Hội nghị Khách hàng 2022 tại Việt Nam nhằm kết nối với mạng lưới các định chế tài chính và các đơn vị phát hành thẻ trong nước, cũng như các chuyên gia và diễn giả uy tín trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và thanh toán mới.
 Cac chuyen gia chia se tai Hoi nghi Khach hang Mastercard 2022.
Cac chuyen gia chia se tai Hoi nghi Khach hang Mastercard 2022.

Với chủ đề Một thế giới phi tiền mặt – Tăng tốc, Đổi mới, Kết nối bạn với những Tiềm năng Vô giá, Hội nghị đã giúp phác thảo nên hiện trạng của ngành thanh toán, vạch ra phương hướng hợp tác giữa Mastercard và các đối tác chủ chốt, nhằm mục tiêu tăng cường năng lực thanh toán và chất lượng dịch vụ cho thị trường Việt Nam với quy mô gần 100 triệu dân.

Là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đang trải qua cuộc cách mạng công nghệ thanh toán lần thứ tư và đã thể hiện được tiềm năng tăng trưởng to lớn nhờ lực lượng dân số trẻ có tư duy của thời đại số. Bất chấp những tác động tiêu cực của Covid-19, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng GDP là 6,5% trong năm 2022, cao gấp 2,5 lần so với năm 2021. Con số này phản ánh khả năng phục hồi kinh tế ấn tượng nhất giữa các quốc gia Đông Nam Á. Năm 2021, ngoài việc duy trì mức tăng trưởng GDP dương, Việt Nam còn ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng đạt 13% và đầu tư nước ngoài đạt 9%, nền kinh tế kỹ thuật số đạt giá trị 21 tỷ USD5, điều này được thúc đẩy bởi 8 triệu người dùng kỹ thuật số mới trong thời kỳ đại dịch.

Tại Hội nghị, các chuyên gia từ Mastercard, Thales, Moneythor và Ampverse, đã chia sẻ góc nhìn và những hiểu biết chuyên sâu về thị trường và xu hướng tiêu dùng, vai trò của công nghệ đối với tương lai của đất nước, cũng như triển vọng cho việc phát triển các giải pháp thanh toán tại Việt Nam. Những cuộc thảo luận đã hé lộ tầm quan trọng của các giải pháp công nghệ trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi, từ việc giúp tạo ra các tài sản kỹ thuật số mới cho đến nâng cao hiệu quả dòng tiền và trao quyền cho một thế hệ người tiêu dùng tiếp theo.

Mastercard cam kết mang đến những tiềm năng vô giá cho các đối tác Việt Nam ảnh 1

Ông Safdar Khan, Chủ tịch khu vực Đông Nam Á của Mastercard chia sẻ: “Cùng với các quốc gia Đông Nam Á khác, Việt Nam đang trên con đường phát triển tất yếu, và đã thể hiện khả năng thích ứng và phát triển vượt bậc. Với thành tích ấn tượng này, tất cả các bên tham gia thị trường cần hợp tác với nhau để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững. Không chỉ cung cấp công nghệ thanh toán mới cho các đối tác, Mastercard còn cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với chính phủ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp để xây dựng những giải pháp nhằm thúc đẩy một xã hội tài chính toàn diện và giúp Việt Nam hiện thực hóa tầm nhìn về một nền kinh tế phi tiền mặt. Bằng cách tận dụng chuyên môn toàn cầu, Mastercard sẽ sát cánh cùng Việt Nam trên hành trình hướng tới một nền kinh tế hội nhập và cạnh tranh hơn”.

Trong khuôn khổ Hội nghị Khách hàng 2022, Mastercard cũng trao nhiều giải thưởng nhằm biểu dương những thành tựu mà các đối tác của Mastercard đã đạt được trong việc đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán trong năm 2021, đồng thời ghi nhận vai trò dẫn đầu của họ trong việc đảm bảo hiệu quả và tốc độ tăng trưởng của ngành kinh doanh dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế.

Tại sự kiện, bà Winnie Wong, Giám đốc Quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, Lào và Campuchia khẳng định cam kết mạnh mẽ hơn của Mastercard đối với thị trường Việt Nam thông qua các quan hệ đối tác đột phá: “Bất chấp những thách thức gây ra bởi đại dịch, chúng tôi rất vui khi chứng kiến những tiến bộ nhanh chóng và tích cực như vậy tại Việt Nam. Đó là nhờ vào sự tin tưởng và hợp tác từ các đối tác. Mastercard rất vinh dự được hỗ trợ chính phủ Việt Nam và các đối tác trong việc thúc đẩy sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch và hướng tới một xã hội phi tiền mặt. Mastercard kỳ vọng có thể vận dụng các công nghệ và giải pháp thanh toán tiên tiến nhất, cũng như kinh nghiệm chuyên môn trên toàn cầu của mình, để xây dựng những chương trình và giải pháp phù hợp và chất lượng nhất cho thị trường, đáp ứng nhu cầu của các đối tác, doanh nghiệp, tổ chức và người dân”.

Mastercard cam kết mang đến những tiềm năng vô giá cho các đối tác Việt Nam ảnh 2

Bên cạnh những nỗ lực trong việc hợp tác nhằm thúc đẩy một nền kinh tế phi tiền mặt và bao trùm, Mastercard còn tiến thêm một bước trong việc thiết lập và củng cố sự hiện diện của mình tại thị trường Việt Nam với việc ra mắt “Sound of Trust” (Âm thanh của sự tin cậy) phiên bản Việt, đây là giai điệu thương hiệu và thân thuộc đối với khách hàng của Mastercard trên toàn thế giới khi đến các hệ thống cửa hàng, điểm thanh toán hoặc sử dụng các ứng dụng và trang web của Mastercard.

Tại Hội nghị Khách hàng 2022, Mastercard đã cho ra mắt âm thanh nhận diện thương hiệu từng giành nhiều giải thưởng của mình tại Việt Nam, thông qua một màn biểu diễn chưa từng có bằng các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam như sáo, đàn tranh, đàn bầu và trống, “tạo khoảnh khắc vô giá cùng Mastercard", nhằm truyền cảm hứng cho người tiêu dùng Việt Nam thông qua trải nghiệm đa giác quan, từ đó xây dựng sự tin tưởng và an tâm nơi khách hàng khi biết rằng những giao dịch của họ trên mạng lưới của Mastercard luôn được đảm bảo an toàn.

Chiến dịch “Tạo khoảnh khắc vô giá cùng Mastercard” là một phần trong cam kết mang đến những trải nghiệm vô giá của Mastercard, giúp người tiêu dùng cảm nhận được sức mạnh của sự gắn kết và trọn vẹn trong cảm xúc, với việc mở rộng nền tảng “Vô giá” (“Priceless”) đã đạt giải thưởng. Mastercard còn đưa nền tảng “Vô giá” đến gần cuộc sống hơn bằng cách kết nối với niềm đam mê ẩm thực, một trong chín đam mê chính mà Mastercard mong muốn chạm tới cùng các đối tác và khách hàng.

Mastercard cam kết mang đến những tiềm năng vô giá cho các đối tác Việt Nam ảnh 3
Các nghệ sỹ Việt Nam sử dụng dụng cụ âm nhạc truyền thống để thể hiện âm thanh nhận diện thương hiệu Mastercard.

Là Hội nghị Khách hàng đầu tiên tại châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức kể từ khi đại dịch bùng phát, sự kiện năm nay đánh dấu một dấu mốc mới trên hành trình của Mastercard tại Việt Nam, cũng như mở ra giai đoạn phát triển thanh toán không dùng tiền mặt kế tiếp với sự tham gia tích cực của các đối tác trong nước. Sự kiện này cũng củng cố cam kết của Mastercard đối với Việt Nam, một trong những thị trường trọng yếu của Mastercard tại châu Á - Thái Bình Dương, trong bối cảnh Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng với tầm nhìn thanh toán phi tiền mặt, hướng đến một nền kinh tế số năng động, linh hoạt và phát triển bền vững.

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng
Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng
(Ngày Nay) - Theo hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong thời hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp (từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4), thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển.
Tổn thương đốt sống cổ vì sử dụng điện thoại quá nhiều
Tổn thương đốt sống cổ vì sử dụng điện thoại quá nhiều
(Ngày Nay) - Với thói quen thường xuyên sử dụng điện thoại hơn 8 giờ mỗi ngày, anh An (38 tuổi) đã phải nhập viện vì bị yếu tay chân phải, đau nhiều ở cổ vai gáy và lưng, khó thực hiện các hoạt động khiêng vác nặng hoặc cần sự tỉ mỉ như cài nút áo, cầm đũa.
Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu
Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu
(Ngày Nay) - Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?
"Đi từng ngõ, gõ từng nhà" để đảm bảo trẻ em được tiêm vaccine sởi
"Đi từng ngõ, gõ từng nhà" để đảm bảo trẻ em được tiêm vaccine sởi
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, bệnh sởi có dấu hiệu chững lại nhưng gia tăng cục bộ tại một số địa phương, nhất là ở một số tỉnh, thành phố di biến động dân cư nhiều, khu vực miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế còn khó khăn, tỷ lệ tiêm chủng vaccine thấp...