MH370 đã bị khống chế trên đường tới Bắc Kinh?

Có thể không tặc đã can thiệp và khống chế các hệ thống quan trọng trong buồng lái của chiếc máy bay MH370 để tránh bị radar phát hiện khi nó đang trên đường bay tới Bắc Kinh.
MH370 đã bị khống chế trên đường tới Bắc Kinh?

Ngày 30/6, các chuyên gia hàng không sau khi phân tích một báo cáo mới của chính phủ Úc đã nhận định rằng bọn không tặc có thể đã can thiệp vào các hệ thống quan trọng trong buồng lái của chiếc máy bay MH370 để tránh bị radar phát hiện khi nó đang trên đường bay tới Bắc Kinh.

Cục An toàn Giao thông Úc vừa mới công bố một báo cáo mới, trong đó có chi tiết về một vụ sụt điện “bất thường” xảy ra trên máy bay MH370 sau khi máy bay cất cánh khỏi Kuala Lumpur chưa đầy 90 phút.

MH370 đã bị khống chế trên đường tới Bắc Kinh? - anh 1

MH370 phát tín hiệu bất thường lên vệ tinh sau khi cất cánh được 90 phút (Ảnh minh họa).

Các điều tra viên cho biết sau khi bị sụt điện, thiết bị dữ liệu vệ tinh (SDU) của chiếc Boeing 777 này bắt đầu gửi tín hiệu yêu cầu đăng nhập lên vệ tinh, và tín hiệu này được gọi là “bắt tay” trong thuật ngữ hàng không.

Các điều tra viên Úc nhấn mạnh: “Việc thiết bị SDU gửi tín hiệu yêu cầu đăng nhập lên vệ tinh giữa hành trình bay là điều bất thường và nó chỉ xảy ra vì vài lý do. Kết quả phân tích cho thấy bản chất và thời gian của tín hiệu này trùng khớp với hiện tượng gây ra khi thiết bị SDU bị can thiệp về nguồn điện.”

Theo chuyên gia hàng không Peter Marosszeky thuộc Đại học New South Wales cho rằng việc can thiệp vào nguồn điện trên khoang MH370 chỉ có thể là hậu quả của một vụ không tặc.

Ông Marossszeky nói: “Nếu một phi công muốn làm điều gì đó mờ ám, hoặc có bọn không tặc trên khoang, họ sẽ tìm cách ngắt điện bằng cách ấn công tắc bus-tie và công tắc điều khiển ắc-quy trên khoang lái. Làm cách đó, máy bay sẽ mất gần như toàn bộ nguồn điện của các hệ thống, ngoại trừ động cơ.”

Chuyên gia này lý giải thêm: “Động cơ có thiết bị tính toán riêng và chúng cũng được cấp một nguồn điện riêng từ máy phát. Tuy nhiên khi máy bay bị ngắt điện bằng cách này, các hệ thống truyền phát tín hiệu sẽ hoàn toàn bị vô hiệu hóa.”

Ông nói tiếp: “Sau đó, không tặc có thể khởi động lại các máy tính quản lý chuyến bay để thực hiện hành trình bay theo ý mình. Phi công hoặc không tặc phải rất thông minh mới biết rằng có thể vô hiệu hóa thiết bị liên lạc trên máy bay bằng cách đó.”

MH370 đã bị khống chế trên đường tới Bắc Kinh? - anh 2

Hệ thống điện trên máy bay có thể bị vô hiệu hóa bằng công tắc trong buồng lái.

Còn theo chuyên gia an toàn hàng không David Gleave thuộc Đại học Loughborough, việc máy bay bị mất điện có thể là hậu quả của hành động can thiệp nhằm giảm đến mức tối thiểu hoạt động của các hệ thống trên khoang.

Ông Gleave lý giải: “Người nào đó có thể thao tác lung tung bên trong buồng lái khiến máy bay bị mất điện đột ngột. Đối tượng ở bên trong buồng lái có thể thực hiện vài thao tác để ngắt nguồn điện máy bay tạm thời và bật lại khi cần các hệ thống khác để vận hành máy bay.”

Ngoài ra, báo cáo của Cục An toàn Giao thông Úc còn cho biết MH370 tiếp tục một phát tín hiệu “bắt tay” bí ẩn nữa gần 6 giờ sau đó. Họ cho rằng tín hiệu này được động cơ máy bay phát đi khi MH370 cạn kiệt nhiên liệu và mất điện khi máy bay rơi xuống Ấn Độ Dương.

Ông Chris McLaughlin ở công ty vệ tinh Inmarsat cho biết: “Có vẻ như hai tín hiệu này được gửi lên là do mất điện. Tuy nhiên nó vẫn còn là một bí ẩn vì chúng ta chưa biết ai đã ngắt điện và với lý do tại sao.”

Máy bay MH370 mất tích từ hôm 8/3, và chiến dịch tìm kiếm đa quốc gia kéo dài hơn 3 tháng trời vẫn chưa đem lại bất cứ manh mối nào về dấu vết của chiếc máy bay. Hiện chính phủ Úc thông báo sẽ tìm kiếm chiếc máy bay ở một khu vực mới có diện tích 60.000 km vuông cách thành phố Perth của Úc 1.800 km về phía tây. Giai đoạn 2 của chiến dịch tìm kiếm này sẽ được bắt đầu vào tháng Tám tới đây.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.