Michelin Guide: Cuốn kinh thánh của ngành ẩm thực

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thế giới luôn tồn tại những mảnh ghép từ những phạm trù, khái niệm không liên quan, ví như lốp xe, ngôi sao và ẩm thực của Michelin. Nhưng bằng một cách nào đó, nó xuất hiện, tồn tại và bất biến như một biểu tượng định danh cho sự tinh tế của ẩm thực để tạo nên những tiếng vang ở những vùng đất mà nó dừng chân.
Logo Michelin Guide tại một nhà hàng ở Brussels, Bỉ
Logo Michelin Guide tại một nhà hàng ở Brussels, Bỉ

Từ tham vọng bán lốp ô tô

Nếu phụ nữ phải cảm ơn Christian Louboutin đã tạo ra “vết son đỏ chết người” dưới những gót giày thì giới sành ẩm thực phải cảm ơn anh em nhà Michelin, Andre và Edouard Michelin, khi họ vô tình tạo ra cuốn sách bìa đỏ được ví như kinh thánh của ngành ẩm thực - Michelin Guide.

Câu chuyện của Michelin Guide bắt đầu từ năm 1900. Hay ở chỗ, mục đích ban đầu của nó lại chẳng liên quan đến ẩm thực, mà đơn thuần chỉ là một chiêu thức marketing. Chuyện là, hai anh em nhà Michelin vốn là chủ hãng lốp Michelin vì muốn bán được nhiều lốp xe nên đã nghĩ ra một cuốn catalogue ghi lại những thông tin du lịch hữu ích như bản đồ, địa chỉ các nhà hàng, khách sạn, nơi đổ xăng… nhằm khuyến khích người Pháp lái xe nhiều hơn trong các chuyến đi, lái xe nhiều hơn thì lốp xe sẽ nhanh mòn hơn, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng.

Michelin Guide: Cuốn kinh thánh của ngành ẩm thực ảnh 1

Từ một một chiêu thức marketing cho lốp xe Michelin Guidetrở thành “kinh thánh” của ngành ẩm thực.

Ban đầu, nó được phát miễn phí. Đến năm 1920, khi ông Andre Michelin phát hiện nó được sử dụng để kê bàn làm việc, một phiên bản mới của Michelin đã được trình làng với giá 7 franc. Lúc đó, Michelin Guide chỉ bao gồm danh sách các khách sạn ở Paris và các nhà hàng theo danh mục cụ thể.

Hơn 1 thế kỉ tồn tại, Michelin Guide được ví như cuốn kinh thánh của ẩm thực. Sở dĩ nó quyền lực đến vậy bởi nó chứa đựng những giá trị cốt lõi để ẩm thực không đơn thuần là thưởng thức món ngon mà còn là một thú chơi công phu, một hành trình trải nghiệm bắt đầu bằng sự cầu kì và tinh tế, khắt khe, chuẩn mực và khép lại bằng sự mãn nguyện, hài lòng.

Michelin Guide khái quát hoá sự tinh tế của mình bằng bộ quy tắc gồm 5 tiêu chí khó nhằn đúng chuẩn tinh thần cầu kì của Pháp: đề cao chất lượng nguyên liệu sử dụng, kĩ thuật nấu điêu luyện, sự hài hoà trong hương vị, cá tính của đầu bếp được thể hiện trong món ăn và chất lượng ổn định theo thời gian của các món ăn.

Từ 5 tiêu chí này, Michelin Guide phân chia cấp độ 1-2-3 sao. Một sao Michelin có nghĩa là nhà hàng có chất lượng tốt, đáng để dừng chân. Hai sao đồng nghĩa nhà hàng có chất lượng xuất sắc, đáng để đi một quãng đường xa. Ba sao, cấp bậc cao nhất chứng tỏ chất lượng vượt trội, đáng để dành một chuyến đi đặc biệt.

Michelin Guide: Cuốn kinh thánh của ngành ẩm thực ảnh 2

Khách du lịch xếp hàng trước một nhà hàng sao Michelin ở Melbourne, Úc. Ảnh: Istock

Đạt sao Michelin Guide không dễ. Sau khi lọt vào tầm ngắm của Michelin Guide, các chuyên gia ẩm thực Michelin Guide, những người được ví như những “điệp viên” vì danh tính của họ luôn là một ẩn số, sẽ bí mật đến từng nhà hàng, thẩm định và đánh giá dựa trên 5 tiêu chí. Quá trình thẩm định này kéo dài tới vài năm vì Michelin Guide coi trọng chất lượng ổn định theo thời gian của các món ăn.

Mọi sự khắt khe đều có giá của nó. Bởi nó là khởi đầu cho công cuộc…

…Bứt phá lên tầm cao mới

Trong suốt hơn 1 thế kỉ tồn tại, Michelin Guide dừng chân ở vùng đất nào đều đồng nghĩa tiếng tăm về ẩm thực của vùng đất đó không chỉ được khẳng định, thăng hoa. Mà từ đó còn mở ra vô vàn cơ hội thúc đẩy du lịch, thu hút nhân lực chất lượng cao.

Năm 2007, Michelin Guide đặt chân đến xứ Phù Tang. Năm 2008, cuốn Michelin Guide Nhật Bản đầu tiên được trình làng, chỉ trong 5 tuần, 300.000 cuốn đã bán hết veo. Năm 2010, Tokyo vượt mặt Paris trở thành thủ đô của những nhà hàng 3 sao Michelin. Chỉ trong 3 năm, ẩm thực Nhật thăng hạng, nắm giữ ngôi vương. Trước đó, danh tiếng của ẩm thực Nhật chưa bao giờ được lan toả ở cấp độ cao như thế. Kể từ khi có sao Michelin, ẩm thực Nhật gắn liền với sự thượng thừa.

Michelin Guide: Cuốn kinh thánh của ngành ẩm thực ảnh 3

Nhật Bản là quốc gia sở hữu nhiều Michelin nhất thế giới.

Năm 2016, khi cuốn Michelin Guide Singapore đầu tiên được xuất bản, ngay lập tức Quốc đảo Sư tử được đánh giá như một “eldorado mới” của ẩm thực thế giới. Lần đầu tiên, Michelin Guide phá vỡ những nguyên tắc của mình khi đưa hai cơ sở ăn uống đường phố vào danh sách 1 sao. Ẩm thực đường phố từ chỗ ít được xem trọng, ghi nhận đã được Michelin nâng lên một tầm cao mới, danh giá và tiếng tăm. Chỉ sau một đêm, ẩm thực đường phố Singapore nhờ có sao Michelin đã bước sang một trang mới, được cả thế giới biết đến, mở đường cho ngành du lịch bách chiến bách thắng.

Francis Attrazic, Chủ tịch Hiệp hội Ẩm thực Bậc thầy Pháp đã khẳng định trên tờ Le Figaro: “Doanh thu của các nhà hàng đạt sao Michelin tăng trung bình 30%. Những ngôi sao mang đến một hơi thở mới cho các nhà hàng”.

Nói một cách khác, sao Michelin như một “cú hích” mở đường cho những bứt phá có tính chiến lược lâu dài.

Cơ hội cho ẩm thực Việt

Cùng với sự đồng hành của Tập đoàn Sun Group – thương hiệu gắn liền với một loạt các khu vui chơi giải trí và khu nghỉ dưỡng hàng đầu tại Việt Nam, Michelin đã “cập bến” Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đây sẽ là một cơ hội hiếm có để các cơ sở ăn uống, nhà hàng tại hai thành phố lớn nhất của Việt Nam nhận sao danh giá, đưa danh tiếng ẩm thực Việt vươn tầm thế giới.

Michelin Guide: Cuốn kinh thánh của ngành ẩm thực ảnh 4

Michelin Guide “cập bến” Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Một loạt các cơ sở ăn uống, nhà hàng tại hai điểm đến đã lọt vào tầm ngắm và đang trong giai đoạn thẩm định cho cuốn Michelin Guide Việt Nam đầu tiên trình làng vào tháng 6/2023. Danh sách này vẫn là một bí mật cho đến phút chót.

Cơ hội đã mở ra nhưng làm thế nào để các cơ sở ăn uống, nhà hàng tại Việt Nam vượt qua quá trình thẩm định vốn nổi tiếng khắt khe của Michelin. Câu trả lời chỉ có thể là chất lượng, chất lượng và chất lượng.

Michelin Guide: Cuốn kinh thánh của ngành ẩm thực ảnh 5

Ẩm thực Việt trước cơ hội để vươn tầm thế giới.

Thay vì thoả hiệp chạy theo lợi nhuận, xuề xoà và dễ dãi trong việc lựa chọn nguồn nguyên liệu hay trong cả thái độ phục vụ thực khách, ẩm thực Việt cần hướng đến những chuẩn mực cao hơn để làm chủ sự tinh tế, đồng thời chọn cho mình những cá tính ẩm thực không lẫn vào đâu được. Chỉ khi tạo dựng được bản sắc, làm chủ bản sắc đó và xây dựng nó trở nên khác biệt, khi ấy sao Michelin sẽ là đòn bẩy để ẩm thực Việt khẳng định tên tuổi, tầm vóc để vươn mình bước lên một tầm cao mới.

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.