Mô hình bảo tồn bền vững loài 'thủy quái' Amazon

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Được tìm thấy ở lưu vực sông Amazon, cá tai tượng là trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới, có thể dài tới 3 m và nặng 200 kg.
Mô hình bảo tồn bền vững loài 'thủy quái' Amazon

Cá tai tượng có khả năng hô hấp đáng nể khi vừa sống được ở vùng nước có ít oxy và thậm chí có thể sống trên mặt đất suốt một ngày mà không cần có nước. Thức ăn của loài này thường là cá, nhưng cũng có thể săn cả chim, thằn lằn hay động vật có vú nhỏ, con mồi sẽ bị nghiền nát bằng chiếc lưỡi phủ đầy răng.

Một điểm đáng chú ý trên cơ thể cá tai tượng đó là lớp vảy có độ cứng tương đương một chiếc áo chống đạn, bảo vệ nó khỏi những chiếc răng sắc như dao cạo của loài cá piranha. 

Cá tai tượng được mệnh danh là "Kẻ hủy diệt của vương quốc động vật", nhưng chúng có một khuyết điểm chết người: thịt của chúng có hương vị rất ngon. Với tên gọi địa phương là pirarucu, nó còn được gọi là "cá tuyết của Amazon," nhờ lớp thịt trắng chắc và ít xương. Cá tai tượng là một nguồn thực phẩm quan trọng cho cộng đồng thổ dân, nhưng cũng được đánh giá cao đối với những thực khách sành ăn ở một số thành phố lớn nhất của Brazil.

Mô hình bảo tồn bền vững loài 'thủy quái' Amazon ảnh 1

Cá tai tượng là đặc sản của sông Amazon, đã có lúc loài này bị đánh bắt tới mức tận diệt.

Tình trạng đánh bắt quá mức dẫn đến suy giảm số lượng cá tai tượng, và trong thập niên 1990, các nhà chức trách Brazil đã phải ra lệnh cấm đánh bắt loài cá này. Tuy nhiên, tình trạng đánh bắt bất hợp pháp vẫn tiếp diễn khiến loài cá khổng lồ có nguy cơ biến mất khỏi các vùng nước Amazon. Nhưng nhờ hai thập kỷ nỗ lực của các nhà bảo tồn và cộng đồng địa phương, nguy cơ này đã bị xóa bỏ.

Một điều nữa, đó là cá tai tượng vẫn được khai thác để làm thức ăn. Trên thực tế, việc tiêu thụ cá tai tượng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn loài vật này.

Giải cứu thủy quái

Ngày nay, việc đánh bắt cá tai tượng vẫn bị cấm ở Brazil ngoại trừ các khu vực có thỏa thuận khai thác dựa vào cộng đồng, theo nhà sinh thái học João Campos-Silva.

Arapaima dành cả mùa mưa để bơi theo dòng nước tới các khu rừng nơi chúng sinh sản, sau đó quay trở lại các hồ khi mực nước giảm. Tập trung vào sông Juruá và các hồ xung quanh ở bang Amazonas phía bắc Brazil, một chương trình do tổ chức bảo tồn Institutio Juruá thực hiện hơn một thập kỷ trước đã tiến hành điều tra số lượng cá tai tượng hàng năm và tính toán hạn ngạch thu hoạch bền vững cho mỗi hồ trong năm sau.

Theo quy định, cá chỉ được khai thác khi đã đến tuổi trưởng thành và không quá 30% số lượng cả đàn. Các cộng đồng địa phương canh gác các lối vào hồ quanh năm để ngăn chặn những kẻ đánh cá bất hợp pháp đến từ bên ngoài khu bảo tồn. Chỉ được phép thu hoạch trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 11, và bất kỳ con cá nào dài hơn 1,55 mét sẽ được thả trở lại mặt nước.

Mô hình bảo tồn bền vững loài 'thủy quái' Amazon ảnh 2

Song song với việc bảo tồn, các cộng đồng địa phương được phép khai thác một số lượng nhất định cá tai tượng để có nguồn thu nhập.

Francisco Araújo - lãnh đạo cộng đồng Xibauazinho ở bang Amazonas giải thích: "Trước khi có quy định cấm đánh bắt cá tai tượng, chúng tôi không được giao quản lý các hồ nước. Những người đánh cá ở vùng khác tới đây tìm cá tai tượng đến mức chúng gần như biến mất".

Sau 11 năm áp dụng quy định bảo tồn cá, ông Araújo cho biết có hơn 4.000 con cá tai tượng trong các hồ của cộng đồng Xibauazinho.

Nghiên cứu của nhà sinh thái học Campos-Silva về các hồ xung quanh sông Juruá trong cùng thời kỳ cho thấy số lượng cá tai tượng đã tăng gấp 4 lần, cùng với đó loài này đã mở rộng phạm vi sinh sống. Ông Campos-Silva ước tính hiện có khoảng 330.000 cá tai tượng sống trong 1.358 hồ ở 35 khu vực, với hơn 400 cộng đồng tham gia quản lý chúng.

"Thu nhập từ đánh bắt cá tai tượng đang tạo ra lợi ích xã hội rõ ràng, giúp tạo ra chinh phí xây dựng các trường học và cải thiện cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe, cũng như thúc đẩy bình đẳng giới trong các cộng đồng", ông Campos-Silva nói.

Campos-Silva hy vọng mô hình bảo tồn bền vững này sẽ khuyến khích nhiều cộng đồng tham gia và cuối cùng giúp bảo tồn nhiều động vật hoang dã hơn ở Amazon.

“Chúng ta đang phải đối mặt với sự suy giảm toàn cầu của các loài động vật có xương sống lớn. Ở đây chúng tôi có một ví dụ rất khả quan cho thấy rõ ràng rằng chúng ta có thể làm tốt hơn, bằng cách cân bằng giữa bảo tồn và đáp ứng nhu cầu xã hội", nhà sinh thái học chỉ ra.

Theo CNN
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.