Một kỷ nguyên đen tối bao phủ Hollywood từ Covid-19: Doanh thu về 0, cả trăm ngàn người chẳng còn biết đi về đâu

Kịch bản đại dịch, rồi suy thoái toàn cầu đã quá quen thuộc với các bộ phim của Hollywood. Nhưng khi đại dịch thực sự xảy ra, chẳng có "kịch bản" nào cứu được họ cả.
Một kỷ nguyên đen tối bao phủ Hollywood từ Covid-19: Doanh thu về 0, cả trăm ngàn người chẳng còn biết đi về đâu

Chọn bất kỳ ngày nào giữa đỉnh điểm dịch Covid-19, sẽ có rất nhiều người tìm đến dịch vụ xem phim trực tuyến, cày các series phim đình đám hoặc xem lại các phim chưa kịp coi ngoài rạp. Hẳn rồi, khi tất cả phải ở trong nhà, nhu cầu giải trí phải tăng lên.

Nhưng với những người làm nên xương sống cho ngành công nghiệp điện ảnh thì khác. Họ là các thợ thủ công, kỹ thuật viên, nghệ nhân thiết kế... với số lượng lên tới cả trăm ngàn, và giờ sinh kế của họ đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, sau khi các studio của Hollywood buộc phải cắt giảm sản xuất.

Riêng tại California, ngành điện ảnh và giải trí đã mang đến 722.000 việc làm, với tổng thu nhập lên tới 68 tỉ USD theo số liệu của Hiệp hội Điện ảnh. Trong năm tài khóa gần nhất tính đến tháng 9/2019, ngành điện ảnh chiếm tới 2,4 tỉ USD chi tiêu trực tiếp trong tiểu bang.

Nhưng đại dịch Covid-19 đã mang đến một thách thức chưa từng thấy đối với ngành nghề đặt nặng tính sáng tạo này. Như FilmLA - cơ quan cấp quyền điện ảnh tại Los Angeles, việc sản xuất phim trong quý đầu tiên đã giảm tới 18%. Trong tháng 2, có khoảng 1091 bộ phim được quay tại thành phố, thì đến cuối tháng 3 lại chẳng còn gì nữa.

"Cảm giác như một thời đại vừa mới chấm dứt," - Pam Elyea, chủ sở hữu công ty History for Hire - một trong những nơi cung cấp vật tư (prop house) cho Hollywood lớn nhất, theo ghi nhận của CNN.

Công ty của Elyea đã ngưng hoạt động từ ngày 16/3, nhằm tuân thủ lệnh cách ly xã hội. Trước đại dịch, đây chính là nơi đã cung cấp vật liệu cho các bộ phim đạt giải Oscar, như "The Artist" và "Once Upon a Time in Hollywood." Nam diễn viên nổi tiếng Tom Hanks - người nhiễm Covid-19 khi đang làm việc tại Úc - cũng từng phải nhờ đến cô trong bộ phim tiểu sử về huyền thoại nhạc Rock&Roll Elvis Presley.

Một công ty nổi tiếng và có thể nói là rất thành công. Vậy mà tuần qua, Elyea đã phải chính thức sa thải toàn bộ nhân viên của mình.

"Chúng tôi kiệt quệ. Một số nhân viên của tôi chưa từng phải đăng ký trợ cấp thất nghiệp trong suốt 20 năm qua," - Elyea bộc bạch. "Thực sự rất khó khăn khi phải làm vậy."

Bóng tối bao trùm

Raymond Brown, đạo diễn series "Stranger Things" trên nền tảng Netflix. Ông đang làm mùa 4 của series này, trước khi việc sản xuất bị đình chỉ hồi tháng 3.

"Phim ảnh cũng vậy thôi. Tôi không thể lắp đặt một chiếc cần cẩu camera cỡ lớn mà giữ khoảng cách với thành viên trong đoàn được. Tất cả phải làm việc ở khoảng cách rất gần."

Brown đã làm việc trong ngành hơn 33 năm, trải qua nhiều biến động lớn, như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Nhưng Covid-19, đối với Brown, lại mang đến một hiện thực đáng sợ.

"Thu nhập của chúng tôi về cơ bản là 0, mà chưa biết bao giờ mới cải thiện. Thực sự đáng sợ," - ông chia sẻ. "Tôi sắp tiêu hết tiền tiết kiệm rồi đây."

Brown là thành viên của IATSE - một tổ chức công đoàn đại diện cho 145.000 công nhân viên ngành giải trí làm việc phía sau màn ảnh. Tháng 3 vừa qua, IATSE thông báo 90% thành viên đã mất việc vì đại dịch - nghĩa là khoảng 120.000 thợ thủ công, kỹ thuật viên, và người làm nghệ thuật.

IATSE mới đây đã hợp tác với Ngân hàng thực phẩm của Los Angeles, nhằm cung cấp đồ ăn cho người lao động trong ngành, đồng thời kêu gọi Quốc hội tung ra gói cứu trợ cho họ - lực lượng lao động vốn chủ yếu là các freelancer, làm việc theo dự án. 

Câu chuyện xảy ra cũng bởi điện ảnh là một ngành công nghiệp nhanh, thu nhập thay đổi theo từng mùa. Đa số người làm trong ngành là nhân viên tự do, không có lương ổn định mà làm theo dự án. Các diễn viên, biên kịch, nhà vận hành studio... kiếm được rất nhiều tiền chỉ chiếm một phần rất nhỏ mà thôi. 

Ở Hollywood, hiện tại các nhà sản xuất đang cố gắng tìm cách tiếp tục công việc mà vẫn đảm bảo tuân thủ quy tắc của CDC, cũng như giữ cho công nhân viên được an toàn. Brian Kemp - thống đốc bang Georgia, một trong những nơi đóng góp nhiều nhất cho ngành công nghiệp điện ảnh Hollywood cho biết, quyết định tái mở cửa cho ngành đang khiến họ phải đau đầu.

"Chúng tôi tổn thất rất nhiều khi phải dừng hoạt động, và giờ đang lao tâm khổ tứ để mang nó trở lại," - một nhà sản xuất phim tại Georgia trả lời CNN. "Nếu đang hoạt động mà tái đóng cửa lần nữa, mọi thứ sẽ chấm dứt."

"Thực sự là khó đối với ngành này. Làm phim đòi hỏi sự hợp tác rất nhiều. Quá là thảm họa," - nhà sản xuất Matthew Thurm chia sẻ. 

Theo toquoc.vn
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.