Một vật thể nhân tạo sắp đâm vào Trái Đất trong tháng 11?

Vào ngày 13/11, vật thể bí ẩn được đặt tên WT1190F sẽ đâm vào Trái đất, cụ thể tại vùng biển phía Nam ngoài khơi Sri Lanka, cách bờ biển khoảng 65km.
Một vật thể nhân tạo sắp đâm vào Trái Đất trong tháng 11?

Sau khi 2 thiên thạch cỡ lớn "lượn lờ" quanh Trái Đất nhưng không hề "gặp mặt", các nhà thiên văn học đã phát hiện thêm một vật thể nữa mà họ khẳng định chắc chắn sẽ đâm vào Trái Đất, đặc biệt hơn nữa đây là một vật thể nhân tạo.

Một vật thể nhân tạo sắp đâm vào Trái Đất trong tháng 11? - anh 1

Vật thể nhân tạo ngoài không gian này đang tiến gần Trái Đất và sẽ đâm xuống Sri Lanka ngày 13/11 tới theo tính toán của các nhà khoa học. Vào ngày 13/11, vật thể bí ẩn được đặt tên WT1190F sẽ đâm vào Trái Đất, cụ thể tại vùng biển phía Nam ngoài khơi Sri Lanka, cách bờ biển khoảng 65km. Dù chưa xác định rõ vật thể này là gì, nhưng các nhà khoa học khẳng định nó không phải thiên thạch và nó có nguồn gốc nhân tạo do theo tính kích thước của nó chỉ khoảng 1 đến 2m, ngoài ra mật độ vật chất của nó khá thấp - nhiều khả năng là rỗng ruột.

Được phát hiện bởi Phòng quan trắc thiên văn Catalina Sky Survey, Đại học Tucson, Mỹ, vật thể này ban đầu khiến cho các nhà khoa học khá rối trí. Sau đó, các nhà khoa học đã tìm lại những ảnh chụp bằng kính thiên văn trước đó, và nhận ra rằng WT1190F đã tồn tại ở đó được một thời gian rồi. Sau khi tính toán quỹ đạo của WT1190F, vật thể hóa ra đang xoay quanh Trái Đất, dẫn tới kết luận nguồn gốc nhân tạo của vật thể. Các nhà vật lý thiên văn cho rằng đó có thể là một mảnh vỡ của tàu Apollo đã đưa các phi hành gia Hoa Kỳ lên Mặt Trăng, và giờ nó đang "trở về nhà".

Một vật thể nhân tạo sắp đâm vào Trái Đất trong tháng 11? - anh 2

Quỹ đạo của WT1190F.

Johnathan McDowell, chuyên gia vật lý thiên văn Đại học Havard cho biết: "Khi bay vào bầu khí quyển, nó sẽ di chuyển rất nhanh và cực nóng. Tuy nhiên không chắc chắn rằng mảnh vỡ sẽ bị khí quyển thiêu cháy hoàn toàn. Phần lõi đặc sẽ đâm vào Trái Đất và gây xung động ngoài khơi". Đồng thời, ông cảnh báo: "Tốt nhất là các tàu bè đánh bắt cá không nên di chuyển trong khu vực đó ngày 13/11". Các trạm quan trắc thiên văn khác nhau vẫn đang theo dõi đường đi của WT1190F để kịp thời đưa ra những cảnh báo cần thiết.

Chương trình Apollo đưa ra và thực hiện bởi Hoa Kỳ trong thập niên 1960, chính thức là từ 1961 đến 1975, có nhiệm vụ đưa con người lên Mặt Trăng và đưa các phi hành gia trở về Trái Đất một cách an toàn, trước năm 1970. Đó là mục đích được đặt ra bởi Tổng thống John F. Kennedy sau chuyến bay đầu tiên của Chương trình Mercury. Mục đích đó đã đạt được bởi phi vụ bay bởi tàu Apollo 11 trong tháng 7 năm 1969. Trong suốt chương trình, tên lửa Saturn được sử dụng để phóng các phi thuyền Apollo.

Một vật thể nhân tạo sắp đâm vào Trái Đất trong tháng 11? - anh 3

Phi thuyền Apollo là một phần của chương trình Apollo, được thiết kế với nhiều đơn vị khác nhau để thực hiện nhiệm vụ được đặt ra. Từ trên xuống, phi thuyền có các thành phần: hệ thống thoát hiểm khi phóng (Lauch Escape System), đơn vị điều khiển (Command Module - CM), đơn vị dịch vụ (Service Module), đơn vị đáp xuống Mặt Trăng (Lunar Module - LM) và bộ chuyển đổi Mặt Trăng (lunar module adapter). Tất cả các tầng này của phi thuyền nằm trên đỉnh của tên lửa phóng. Các tên lửa phóng là Little Joe II, Saturn I, Saturn IB và Saturn V.

Vào ngày 20 tháng 7 năm 1969, tàu Apollo 11 đã đưa những phi hành gia đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng là Neil Armstrong và Edwin "Buzz" Aldrin.

Xem thêm:

- Ngày mai, tiểu hành tinh chứa 90 triệu tấn bạch kim sẽ lướt qua Trái đất

- Tồn tại đại dương rộng lớn cách mặt đất 644km?

Theo Trí thức trẻ

Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
(Ngày Nay) - Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.