Mực nước biển có thể tăng 5m do dải băng Đông Nam Cực tan

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Một nhóm các nhà nghiên cứu khí hậu quốc tế cảnh báo quỹ thời gian để bảo vệ dải băng Đông Nam Cực (EAIS) - dải băng lớn nhất thế giới - khỏi tác động của tình trạng ấm lên toàn cầu đang cạn kiệt.
Mực nước biển có thể tăng 5m do dải băng Đông Nam Cực tan

Trong một nghiên cứu công bố ngày 10/8, nhóm nghiên cứu trên, trong đó có các nhà khoa học từ Đại học Quốc gia Australia (ANU) ở Canberra, đã tiến hành kiểm nghiệm sự gia tăng của mực nước biển trong trường hợp EAIS tan chảy.

Theo ước tính của các nhà khoa học, nếu nhiệt độ Trái Đất tăng ở mức dưới 2 độ C so với mức của thời kỳ tiền công nghiệp, thì EAIS tan sẽ khiến mực nước biển tăng chưa đến 0,5 m vào năm 2500. Tuy nhiên, nếu không đạt được các mục tiêu khí hậu và nhiệt độ Trái Đất tiếp tục tăng, nhóm nghiên cứu cảnh báo mực nước biển có thể tăng 5 m do băng tan từ EAIS trong cùng khoảng thời gian trên.

Theo nhà nghiên cứu Nerilie Abram thuộc ANU, dải băng EAIS lớn gấp 10 lần so với Tây Nam Cực và chứa lượng nước đủ để khiến mực nước biển toàn cầu dâng 52 m. Nếu nhiệt độ tăng trên mức 2 độ C sau năm 2100 do tình trạng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, thì chỉ riêng Đông Nam Cực có thể khiến mực nước biển dâng cao khoảng từ 1 - 3 m vào năm 2300 và khoảng 2 - 5 m vào năm 2500.

Trước nguy cơ này, bà Abram cho rằng cơ hội bảo vệ dải băng lớn nhất thế giới khỏi tác động của biến đổi khí hậu đang dần đóng lại và một bài học then chốt từ quá khứ là EAIS rất nhạy cảm với sự ấm lên toàn cầu ngay cả với mức tăng nhiệt độ vừa phải.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra cách thức EAIS phản ứng với các thời kỳ ấm áp của Trái Đất trước đây và phân tích các dự báo dựa trên các nghiên cứu hiện có nhằm xác định tác động của các mức phát thải khí nhà kính khác nhau trong tương lai đối với EAIS vào các năm 2100, 2300 và 2500. Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh có thể tránh được tác động tồi tệ nhất của tình trạng ấm lên toàn cầu đối với dải băng lớn nhất thế giới trên nếu các nước trên thế giới cùng nhau thực hiện thành công các mục tiêu trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.