Mỹ cân nhắc tăng cường tuần tra ở Biển Đông để đối phó Trung Quốc

Lầu Năm Góc đang cân nhắc đẩy mạnh các chương trình tự do hàng hải ở Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường quân sự hóa các thực thể tại vùng biển này.

Reuters dẫn lời 2 quan chức Mỹ và các nhà ngoại giao phương Tây lẫn châu Á, cho biết Washingotn muốn đẩy mạnh hoạt động tự do hàng hải gần căn cứ Trung Quốc xây dựng trên Biển Đông.

Các nhà ngoại giao nói rằng Mỹ cũng muốn thúc đẩy các đối tác và đồng minh của họ tăng cường triển khai hải quân trên tuyến đường hàng hải ở Biển Đông, dù việc đó không trực tiếp thách thức các cơ sở của Bắc Kinh.

"Những gì chúng ta chứng kiến trong vài tuần qua chỉ là bước khởi đầu, rõ ràng là còn rất nhiều thứ đang được lên kế hoạch", một nhà ngoại giao phương Tây cho biết, ám chỉ các hoạt động tuần tra hồi cuối tháng 5.

Mỹ cân nhắc tăng cường tuần tra ở Biển Đông để đối phó Trung Quốc ảnh 1Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Higgins, một trong 2 tàu đã tiến gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hồi tháng 5. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.

Hôm 27/5, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Higgins và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Antietam đã tiến vào khu vực 12 hải lý quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Dẫn nguồn tin giấu tên từ chính phủ Mỹ, Reuters cho biết 2 tàu chiến Mỹ đã di chuyển gần đảo Cây, Phú Lâm, Tri Tôn và Linh Côn đang bị Trung Quốc chiếm trái phép.

"Có cảm giác rất rõ ràng là người ta cần làm nhiều thứ hơn", vị này cho biết.

Lầu Năm Góc không trực tiếp bình luận về các hoạt động trong tương lai của họ, nhưng người phát ngôn Christopher Logan nói rằng "chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với bạn bè, đối tác và đồng minh để đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở".

Reuters nhận định bằng việc cho 2 tàu tiếp cận cơ sở Trung Quốc xây dựng trên Hoàng Sa, Lầu Năm Góc đã bắt đầu cách tiếp cận cứng rắn hơn dẫu cho đây là thời điểm Tổng thống Donald Trump cần sự hợp tác của Trung Quốc để giải quyết vấn đề Triều Tiên.

Dù hoạt động trên đã được lên kế hoạch từ nhiều tháng trước và các hoạt động tương tự đã diễn ra theo chu kỳ, đó vẫn là lần đầu tiên 2 tàu chiến Mỹ cùng được sử dụng cho hoạt động tự do hàng hải trên Biển Đông. Việc này cũng diễn ra gần thời gian Lầu Năm Góc rút lời mời quân đội Trung Quốc tham gia tập trận hải quân Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) để phản đối sự ngang ngược của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Mỹ cân nhắc tăng cường tuần tra ở Biển Đông để đối phó Trung Quốc ảnh 2Tại đối thoại Shangri-La đang diễn ra ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nói Mỹ phản đối sự thiếu nhất quán của Trung Quốc khi tiếp tục triển khai quân sự tại các hòn đảo tranh chấp với các nước trong khu vực. Ảnh:Reuters.

Trong khi đó, các nhà phân tích nói rằng việc tuần tra không có nhiều tác động đối với sự leo thang của Trung Quốc và có thể đã "quá muộn" khi Bắc Kinh biến thực tại của Biển Đông thành "chuyện đã rồi". Ngoài ra, các hành động tuần tra cũng phô bày việc Mỹ không có một chiến lược sâu rộng hơn để đối phó với Bắc Kinh trong dài hạn.

"Tất cả những việc này (việc tuần tra và rút lời mời tập trận) chỉ mang tính biểu tượng nếu theo sau nó không có một chiến lược vững vàng để đối đầu với Trung Quốc, sự bắt nạt của họ cũng như mối đe dọa họ gây ra đối với trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông", ông Greg Poling, Giám đốc Chương trình sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nói với Zing.vn.

"Dù vậy, chính quyền Mỹ đã lên kế hoạch triển khai chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Mở từ năm 2017, chúng ta hy vọng sẽ thấy một số nỗ lực để sửa sai cho việc thiếu tâm điểm chiến lược", ông nói.

Máy bay ném bom H-6K hạ cánh tại Hoàng Sa Các nhà phân tích quân sự nhận định địa điểm H-6K diễn tập hạ cánh trên biển Đông chính là đảo Phú Lâm, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo Zing
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.