Mỹ chế tạo robot có thể điều khiển bằng não người

(Ngày Nay) - Các nhà khoa học Mỹ chế tạo thành công robot có thể tự khắc phục sai sót bằng cách đọc tín hiệu phản hồi từ não người.
MIT tạo ra robot Baxter có thể được kiểm soát bằng não người. Ảnh: MITCSAIL.
MIT tạo ra robot Baxter có thể được kiểm soát bằng não người. Ảnh: MITCSAIL.

Công ty Rethink Robotics, Mỹ, chế tạo thành công robot công nghiệp Baxter có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như xếp hàng hóa, chăm sóc máy móc, đóng gói và vận chuyển vật liệu, theo Red Orbit. Điều đặc biệt là Baxter có khả năng đọc trí não con người để xác định xem nó có làm sai điều gì hay không.

Baxter sử dụng hệ thống được tạo ra bởi các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Trí thông minh Nhân tạo & Khoa học Máy tính (CSAIL) thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học Boston, Mỹ. Robot sẽ quét não một cộng tác viên là con người để có được thông tin phản hồi về hiệu suất hoạt động của nó, cho phép nó sửa lỗi mà không cần thêm bất kỳ yếu tố đầu vào vật lý nào. Kết quả nghiên cứu được công bố trên trang web của MIT hôm 6/3.

Wired giải thích cách robot Baxter hoạt động thông qua thí nghiệm. Ví dụ, khi Baxter nhặt một lọ sơn phun và di chuyển nó tới gần hộp ghi nhãn "hộp đựng cuộn dây", Baxter phát hiện ra lỗi của mình nhờ đọc sóng não của người quan sát ngồi gần đấy. Sau đó, robot điều chỉnh cánh tay để đặt lọ sơn vào đúng hộp ghi nhãn "hộp đựng sơn". Nếu nhận được phản hồi tích cực do làm đúng, biểu hiện mặt của robot thay đổi thành hình mặt cười.

Về bản chất, Baxter nhận thông tin phản hồi để sửa lỗi nhờ sử dụng tín hiệu điện não (EEG). Khi người quan sát thấy lỗi của robot, não tạo ra một tín hiệu đặc trưng gọi là tín hiệu điện liên quan đến lỗi (ErrP). Robot nhận biết các tín hiệu này để tiếp tục hành động hoặc thay đổi hành vi.

"Chúng tôi giải mã các tín hiệu ErrP từ người điều khiển robot theo thời gian thực khi nó thực hiện nhiệm vụ lựa chọn vật thể. Đây có thể là cách mới để robot nhận biết thông tin phản hồi từ con người", nhóm nghiên cứu viết trên trang web của MIT.

Theo Vnexpress
TikTok, ByteDance khởi kiện chính phủ Mỹ
TikTok, ByteDance khởi kiện chính phủ Mỹ
(Ngày Nay) - TikTok đã đệ đơn kiện chính phủ Mỹ nhằm ngăn chặn Tổng thống Joe Biden ký kết đạo luật buộc công ty mẹ ByteDance phải thoái vốn khỏi TikTok hoặc ứng dụng này sẽ bị cấm.
Katy Perry và Rihanna bị AI làm giả ảnh sự kiện
Katy Perry và Rihanna bị AI làm giả ảnh sự kiện
(Ngày Nay) - Tại sự kiện thời trang Met Gala 2024 năm nay, hai nghệ sĩ nổi tiếng Katy Perry và Rihanna dù không tham dự nhưng các hình ảnh do AI tạo ra đã khiến một số người hâm mộ lầm tưởng họ đã có mặt tại đêm trình diễn lớn nhất thế giới.
Ảnh minh họa.
Thành đạo theo tinh thần Thiền tông
(Ngày Nay) - Sau khi vượt thành xuất gia, Sa-môn Cù Đàm trải qua nhiều năm tháng tầm sư học đạo và khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sanh tử.
Ảnh minh họa.
Suy ngẫm về sống chết
(Ngày Nay) - Sống và chết là hai sự kiện không tách rời nhau. Có sinh ra là phải có mất đi. Thường con người chỉ lo phần sống, ít ai màng tới phần chết. Tại sao? Khi nghiền ngẫm về cái chết, có lợi ích gì cho đời sống?
Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi. (Ảnh minh họa)
Ngày Thalassemia thế giới 8/5: Tầm quan trọng của tầm soát trước hôn nhân
(Ngày Nay) - Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính. Bệnh gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động.