Mỹ kết án một nhà thầu của NSA vì hành vi đánh cắp thông tin mật

Ngày 19/7, Mỹ đã kết án Harold Martin, một nhà thầu của chính phủ nước này, mức án 9 năm tù giam vì hành vi đánh cắp lượng lớn thông tin có độ bảo mật cao trong khoảng thời gian hơn 20 năm.
Mỹ đã kết án Harold Martin, một nhà thầu của chính phủ nước này, mức án 9 năm tù giam vì hành vi đánh cắp lượng lớn thông tin có độ bảo mật cao trong 20 năm. Ảnh: AP
Mỹ đã kết án Harold Martin, một nhà thầu của chính phủ nước này, mức án 9 năm tù giam vì hành vi đánh cắp lượng lớn thông tin có độ bảo mật cao trong 20 năm. Ảnh: AP

Hồi tháng 3 vừa qua,  Martin, 54 tuổi, đã nhận tội cố ý sở hữu các thông tin quốc phòng. Đối tượng này đã bị bắt vào tháng 8/2016 sau 23 năm làm việc với vai trò là một nhà thầu cho nhiều cơ quan liên bang, trong đó có Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) vốn có nhiệm vụ chuyên nghe lén các hoạt động thông tin liên lạc trên toàn cầu.

Harold Martin đã được cấp phép an ninh, nhờ đó đối tượng đã tiếp cận được với những thông tin tuyệt mật và nhạy cảm trong nhiều lần khác nhau. Tuy nhiên, các nhà điều tra không xác định được đối tượng mà Martin đã chuyển những thông tin này, đồng thời không công bố mục đích của cựu nhà thầu này.

Sau vụ bắt giữ Martin, cảnh sát đã phát hiện các tài liệu và dữ liệu được lưu trữ trong thiết bị máy tính tại nhà riêng của đối tượng này ở ngoại ô thành phố Washington và trong cốp xe của ông ta. Theo báo giới, Martin đã đánh cắp hơn 50 terabyte (TB) dữ liệu, trong đó có những đoạn mã máy tính đặc biệt bí mật mà NSA sử dụng để đột nhập vào các hệ thống của chính phủ nước ngoài.

Trước khi bị bắt, Harold Martin làm việc cho Booz Allen Hamilton, một công ty tư nhân lớn chuyên cung cấp những nhà thầu cho các cơ quan tình báo của Mỹ. Như vậy, đây là nhân viên thứ 2 của Booz Allen Hamilton từng đánh cắp các thông tin tối mật của Chính phủ Mỹ.

Năm 2013, nhà thầu Edward Snowden của công ty nói trên cũng đã phanh phui chương trình do thám khổng lồ của NSA. Edward Snowden hiện đang sống lưu vong tại Nga, sau khi bị nhà chức trách Mỹ buộc tội phản quốc.

Theo TTXVN
Bình luận
Cô Haruka Uto cùng 3 robot thú cưng AI. Ảnh: ABC News
Robot thú cưng AI - giải pháp cho "đại dịch cô đơn"
(Ngày Nay) - Haruka Uto sống một mình tại Tokyo (Nhật Bản) cùng một số người bạn lông xù, nhưng chúng không phải là thú cưng thông thường. Hai “vật nuôi” màu nâu và màu xám của cô thực chất là robot trí tuệ nhân tạo (AI) có tên Moflin.
Biểu tượng Tập đoàn công nghệ Mỹ OpenAI. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc đua AI giữa Mỹ và Trung Quốc nóng lên với DeepSeek
(Ngày Nay) - Một cuộc rượt đuổi mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đang diễn ra, với sự xuất hiện của DeepSeek, một mô hình AI đầy hứa hẹn từ Trung Quốc, đang làm rung chuyển cán cân quyền lực với các đối thủ từ phương Tây.