Mỹ thành lập lực lượng đặc nhiệm chống buôn người

0:00 / 0:00
0:00
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 7/6 đã công bố thành lập một lực lượng đặc nhiệm mới để chống lại các nhóm buôn người và buôn lậu hoạt động ở các quốc gia "Tam giác phương Bắc" và Mexico.
Hiện trường chiếc xe bán tải buôn người gặp nạn ở phía Bắc thị trấn biên giới Eagle Pass, bang Texas, Mỹ, gần thành phố Piedras Negras, Mexico. Ảnh: CAND
Hiện trường chiếc xe bán tải buôn người gặp nạn ở phía Bắc thị trấn biên giới Eagle Pass, bang Texas, Mỹ, gần thành phố Piedras Negras, Mexico. Ảnh: CAND

Bộ Tư pháp Mỹ cho biết, lực lượng đặc nhiệm mới, được gọi là "Lực lượng đặc nhiệm chung Alpha", sẽ bao gồm các công tố viên liên bang hợp tác với các quan chức làm việc cho Bộ An ninh Nội địa (DHS) để triệt phá và truy tố các mạng lưới buôn người và buôn lậu hoạt động liên quan đến các quốc gia El Salvador, Guatemala, Honduras và Mexico.

“Các mạng lưới buôn lậu và buôn người xuyên quốc gia là mối đe dọa tội phạm nghiêm trọng. Các mạng lưới này không chỉ tìm cách kiếm lợi từ việc bóc lột người di cư mà còn thường xuyên gây ra các vụ bạo lực, thương tích và thậm chí tử vong”, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland viết trong một bản ghi nhớ.

Ông Garland cũng nhấn mạnh: “Lực lượng đặc nhiệm chung sẽ điều tra và truy tố những kẻ buôn lậu và buôn người vào Mỹ, đặc biệt tập trung vào những cá nhân và mạng lưới lạm dụng, lợi dụng hoặc gây nguy hiểm…đe dọa an ninh quốc gia hoặc có liên quan đến tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia”.

Kể từ tháng 10/2020, DHS đã giải cứu hơn 4.000 người di cư ở biên giới Tây Nam bị những kẻ buôn lậu bỏ rơi. Lực lượng đặc nhiệm sẽ có sự tham gia của các công tố viên liên bang tại các văn phòng luật sư Mỹ ở các hạt Arizona, Nam California, Nam Texas và Tây Texas cũng như các công tố viên từ các bộ phận dân quyền và hình sự của Bộ Tư pháp. Lực lượng đặc nhiệm cũng sẽ được hỗ trợ bởi các quan chức thực thi pháp luật về Nhập cư và hải quan cũng như Hải quan và tuần tra biên giới của DHS.

“Chúng tôi sẽ hành động để xác định những kẻ buôn lậu và đồng phạm để đảm bảo rằng tăng cường an ninh cho biên giới Mỹ và giúp cứu sống những người dễ bị tổn thương mà các tổ chức này thường xuyên săn đuổi”, Alejandro Mayorkas - Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ cho biết.

Giới chức Mỹ sẽ làm việc với các đối tác nước ngoài ở "Tam giác phương Bắc" và Mexico để điều tra và truy tố các nhóm buôn người và buôn lậu ngoài các cuộc điều tra ở Mỹ.

Phát biểu với các phóng viên tại Guatemala trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên với tư cách là Phó Tổng thống Mỹ, bà Kamala Harris cho biết chính quyền của Tổng thống Biden cũng sẽ thành lập một lực lượng đặc nhiệm chống tham nhũng, thúc đẩy sáng kiến trao quyền cho phụ nữ trẻ, đầu tư vào nhà ở giá cả phải chăng, các hoạt động hợp tác, hỗ trợ với doanh nghiệp nông nghiệp và doanh nhân ở Guatemala. Theo thông tin của Nhà Trắng, các khoản đầu tư trên sẽ có tổng trị giá 48 triệu USD trong vòng 4 năm.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.