Mỹ - Trung bắt đầu đợt áp thuế bổ sung mới đối với hàng hóa của nhau

Một đợt thuế bổ sung của Mỹ và Trung Quốc áp với hàng hóa của nhau đã chính thức có hiệu lực vào 4 giờ 1 phút ngày 1/9 theo giờ GMT (tức 11 giờ 1 phút cùng ngày theo giờ Việt Nam), một động thái leo thang tranh cãi thương mại giữa hai nước mặc dù hai bên phát đi tín hiệu nối lại đàm phán.
Tàu container hàng hóa Trung Quốc được bốc dỡ tại cảng Long Beach, bang California (Mỹ) ngày 10/5/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Tàu container hàng hóa Trung Quốc được bốc dỡ tại cảng Long Beach, bang California (Mỹ) ngày 10/5/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo đó, Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu áp thế 15% đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tổng trị giá 125 tỷ USD, gồm loa thông minh, tai nghe hồng ngoại Bluetooth và nhiều loại giày dép.

Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh bắt đầu áp các mức thuế bổ sung 5% và 10% đối với 1.717 mặt hàng của Mỹ. Trung Quốc cũng áp thuế 5% đối với dầu thô của Mỹ. Đây là lần đầu tiên mặt hàng dầu của Mỹ trở thành mục tiêu bị áp thuế kể từ khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới bắt đầu cuộc tranh cãi thương mại hơn một năm trước đây.

Tháng trước, Tổng thống Trump đã tuyên bố sẽ tăng thêm 5% đối với các mức thuế hiện tại và các mức thuế dự kiến áp với 550 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh thông báo các mức thuế đáp trả đối với hàng hóa Mỹ.

Theo dự kiến, mức thuế 15% đối với các mặt hàng còn lại của Trung Quốc như điện thoại di động, máy tính xách tay, đồ chơi và quần áo sẽ có hiệu lực từ ngày 15/12.

Tương tự, kể từ ngày 15/12, Bắc Kinh cũng sẽ áp thuế bổ sung với những mặt hàng còn lại trong danh sách hàng hóa của Mỹ tổng trị giá 75 tỷ USD bị áp thuế.

Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ hôm 29/8 cho biết sẽ thu thập ý kiến của công chúng cho tới ngày 20/9 về kế hoạch tăng thuế lên 30% đối với 250 tỷ USD hàng hóa vốn đã bị áp mức thuế 25%.

Ngày 30/8 vừa qua, Tổng thống Trump cho hay nhóm thương mại của Trung Quốc và Mỹ sẽ tiếp tục đàm phán và gặp nhau trong tháng 9, song việc tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc dự kiến có hiệu lực vào ngày 1/9 sẽ không bị trì hoãn.

Cùng ngày 30/8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hai đoàn đàm phán thương mại của Bắc Kinh và Washington vẫn duy trì kênh liên lạc hiệu quả. Trước đó, ngày 29/8, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết hai nước đang thảo thuận về cuộc đàm phán thương mại trực tiếp, dự kiến được tổ chức tại Mỹ vào tháng 9.

Trong suốt 2 năm qua, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hối thúc Trung Quốc từ bỏ các hành vi thương mại mà Washington cho là không công bằng, cũng như thay đổi những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, việc ép buộc chuyển giao công nghệ, trợ cấp công nghiệp và tiếp cận thị trường.

Tranh cãi bùng nổ vào tháng 7/2018, theo đó hai nước liên tiếp bổ sung các mức thuế áp với hàng hóa trị giá trăm tỷ USD của nhau. Tranh cãi thương mại leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới gây lo ngại làm tổn hại tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Theo TTXVN
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.