Myanmar bắt giữ lượng ma túy lớn nhất châu Á

(Ngày Nay) - Cảnh sát Myanmar đã bắt giữ lượng ma túy lớn nhất châu Á trong nhiều thập kỷ, trị giá hàng trăm triệu USD bao gồm cả lượng lớn "chưa từng có" methylfentanyl, một loại thuốc giảm đau tổng hợp nguy hiểm.
Các thùng tiền chất được sử dụng làm ma túy đá. Ảnh: CNN
Các thùng tiền chất được sử dụng làm ma túy đá. Ảnh: CNN

Vụ bắt giữ được công bố hôm thứ Hai đã được tiến hành trong một chiến dịch truy lùng kéo dài 3 tháng, tập trung quanh làng Lwe Kham ở thị trấn Kutkhai thuộc bang Shan phía đông bắc của Myanmar. Cảnh sát đã bắt giữ tổng cộng 33 nghi phạm.

Jeremy Douglas, điều phối viên khu vực của Văn phòng Ma túy và Tội phạm Liên Hợp Quốc (UNODC), cho biết quy mô của vụ bắt giữ là "thực sự ngoài chưa từng có trong nhiều thập kỷ".

Cảnh sát Myanmar đã thu giữ gần 200 triệu viên ma túy đá (methamphetamine), hơn 500 kg methamphetamine tinh thể và 35,5 tấn cùng 163.000 nghìn lít tiền chất được sử dụng để sản xuất ma túy tổng hợp.

Lực lượng chức năng cũng thu giữ gần 3.750 lít methylfentanyl lỏng - một loại thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid tổng hợp mạnh như fentanyl. Đây được cho là lần đầu tiên các nhà chức trách phát hiện ra một lượng lớn fentanyl hoặc hợp chất tương tự ở Đông Nam Á.

Cho đến nay, khu vực này đã trải qua một cuộc khủng hoảng opioid như ở Mỹ, nhưng các chuyên gia đã cảnh báo rằng các băng đảng sản xuất ma túy ở châu Á cuối cùng có thể tạo ra opioid tổng hợp, mô phỏng cấu trúc hóa học của loại thuốc giảm đâu này dựa trên thuốc phiện, để tuồn ra thị trường.

Loại ma túy tổng hợp này rất dễ dẫn đến tình trạng quá liều, một khi người dùng không biết mình đang sử dụng loại thuốc gì.

Những con nghiện tại Thái Lan từng kể lại rằng đã chứng kiến nhiều vụ sốc thuốc bởi fentanyl, nhiều nhân chứng kể lại rằng họ lầm tưởng mình đang sử dụng heroin.

Douglas nói rằng lượng tiền chất methylfentanyl bị thu giữ có thể đã được sử dụng để sản xuất một lô opioid tổng hợp đủ lớn để thay thế việc sản xuất heroin của khu vực Đông Nam Á trong một năm.

"Đây có thể là điều chúng tôi lo sợ, opioid tổng hợp đã có mặt ở trong khu vực với số lượng rất lớn", ông nói.

Cơn sốt ma túy đá

Sự bùng nổ của ma túy đá của châu Á là một trong những cuộc khủng hoảng ma túy lớn nhất thế giới.

Những năm gần đây, các tập đoàn tội phạm đã chuyển đổi sản xuất các loại ma túy có nguồn gốc thực vật như heroin, vốn cần không gian và phụ thuốc vào thời tiết, để sản xuất các loại ma túy tổng hợp vốn có giá thành rẻ và dễ điều chế như ma túy đá.

Để tránh tầm mắt của lực lượng cảnh sát Đông Nam Á, các cơ sở sản xuất ma túy đá đã được chuyển tới Tam giác vàng, khu vực giáp ranh giữa 3 nước Thái Lan, Myanmar và Lào.

Tam giác vàng trong nhiều năm là khu vực sản xuất heroin lớn nhất thế giới, và ngày nay nó vẫn nổi tiếng là vùng nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền, vốn chỉ chịu sự quản lý của các lực lượng phiến quân và băng đảng ma túy.

Những yếu tố này góp phần tạo ra sự bùng nổ của ma túy đá. Chỉ riêng thị trường ma túy đá ở Đông Á và Đông Nam Á đã có giá trị lên tới 61,4 tỷ USD mỗi năm, UNODC cho biết trong một báo cáo công bố hôm thứ Sáu.

Thị trường này mạnh đến nỗi ngay cả sự bùng phát của dịch COVID-19 cũng chưa thể tác động đến "dây chuyền" sản xuất và buôn bán ma túy tổng hợp.

"Trong khi thế giới đã chuyển sự chú ý sang đại dịch COVID-19, tất cả các dấu hiệu cho thấy việc sản xuất và buôn bán ma túy tổng hợp và hóa chất vẫn tiếp tục ở mức kỷ lục trong khu vực", Douglas nói.

Douglas cho biết hoạt động này cung cấp thêm bằng chứng về quy mô, quy mô và độ tinh vi ngày càng tăng của các băng đảng ma túy ở châu Á.

"Rõ ràng là một mạng lưới các cơ sở sản xuất sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự tham gia và hỗ trợ tài chính của các nhóm tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia", theo ông Douglas.

Tuyên bố chung của cảnh sát Myanmar và UNODC cũng cho biết họ có bằng chứng cho thấy một số nhóm phiến quân ở miền bắc Myanmar có liên quan đến hoạt động mua bán ma túy. Các nhà phân tích và chính quyền Myanmar từ lâu đã cáo buộc các nhóm vũ trang ở miền bắc nước này đã thúc đẩy hoạt động buôn bán ma túy của khu vực.

Tuyên bố hôm thứ Hai không cho biết chính xác giá trị của "số hàng" mới bị bắt là bao nhiêu, nhưng đó có thể là một khoản tiền đáng kể. Vào tháng 12 năm ngoái, cảnh sát Úc đã bắt giữ 1.596 tấn ma túy đá với trị giá gần 820 triệu USD.

Theo CNN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.