Năm học 2022 - 2023: Học phí các trường đại học tiếp tục tăng cao

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thực hiện lộ trình theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ (về cơ chế thu chi, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực đào tạo), nhiều trường đại học thông báo mức học phí năm học mới với mức thu tăng khá cao so với năm trước.
Nhiều trường đại học thông báo sẽ tăng học phí trong năm 2022 - 2023. Ảnh minh họa: TTXVN
Nhiều trường đại học thông báo sẽ tăng học phí trong năm 2022 - 2023. Ảnh minh họa: TTXVN

Mới đây, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thông báo mức thu học phí của năm học 2022 - 2023 đối với sinh viên khóa mới năm 2022. Cụ thể, hệ đại trà các ngành Luật, Luật Thương mại quốc tế, Quản trị kinh doanh, Quản trị - Luật, Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành Anh văn pháp lý có mức học phí từ hơn 31 triệu đồng đến 39 triệu đồng/năm; hệ chất lượng cao ngành Luật, Quản trị kinh doanh, Quản trị - Luật mức học phí từ hơn 62 triệu đồng đến hơn 74 triệu đồng/năm. Đáng chú ý, hệ chất lượng cao ngành Luật, giảng dạy bằng tiếng Anh có mức học phí lên tới 165 triệu đồng/năm. Mức học phí này áp dụng cho năm học 2022-2023, những năm học tiếp theo sẽ tiếp tục tăng theo lộ trình, khoảng 9%.

So với năm học trước, mức học phí của trường này tăng hơn 13 triệu đồng/năm ở hệ đại trà (các ngành Luật, Quản trị kinh doanh, Luật thương mại quốc tế) và tăng khoảng 17 triệu đồng với hệ chất lượng cao (Luật, Quản trị kinh doanh)... Theo đại diện nhà trường, mức học phí này được xây dựng căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, đồng thời nhằm đảm bảo nguồn lực thực hiện mục tiêu nhanh chóng đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo, tiếp cận nền giáo dục đại học của các nước phát triển trong khu vực.

Theo thông báo của Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, dự kiến năm học 2022 - 2023, học phí trung bình của chương trình chính quy đại trà các ngành là 27,5 triệu đồng/năm; chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao là 72 triệu đồng/năm; còn chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Nhật là 55 triệu đồng/năm. Mức học phí này tăng từ 2,5 triệu đồng đến 6 triệu đồng/năm so với năm học trước. Theo lộ trình, các năm tiếp theo mức học phí tiếp tục tăng.

Từ năm học 2022 - 2023, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu thực hiện cơ chế tự chủ, mức học phí của trường cũng tăng theo. Cụ thể, học phí từ 16 - 24 triệu đồng/năm đối với chương trình đại trà, tùy ngành; các ngành đào tạo hệ chất lượng cao có học phí tới 60 triệu đồng/năm. Mức học phí này có thể điều chỉnh hằng năm nhưng không quá 15%.

Năm học 2022 - 2023, Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến sẽ tăng học phí khoảng 3 - 10% so với năm trước. Học phí được tính theo tín chỉ, mức học phí mỗi năm tùy thuộc vào số tín chỉ đăng ký của sinh viên. Cụ thể, học phí khoảng 630 ngàn đồng/tín chỉ lý thuyết, 755 ngàn đồng/tín chỉ thực hành. Theo nhà trường, việc tăng học phí này là để bù đắp vào khoản trượt giá và đầu tư vào các thiết bị thực hành. Trước đó, trong 2 năm 2020 và 2021, tình hình dịch COVID-19 diễn ra căng thẳng, nhà trường không tăng học phí. Nếu mức học phí vẫn giữ nguyên không tăng thì rất khó khăn với nhà trường trong việc đầu tư mua sắm các thiết bị để phục vụ cho học thực hành của sinh viên.

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Truyền thông và tuyển sinh, Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm chia sẻ, để giảm bớt gánh nặng tài chính cho sinh viên, hằng năm nhà trường đều phối hợp cùng các đơn vị, doanh nghiệp triển khai các gói chính sách hỗ trợ cho sinh viên. Dự kiến, với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, trường sẽ dành khoảng 45 tỷ đồng để hỗ trợ sinh viên khó khăn. Về lâu dài, nhà trường đang thực hiện chiến lược về thực hiện nghiên cứu khoa học với mục tiêu tới năm 2025 nghiên cứu khoa học sẽ đóng góp khoảng từ 15% doanh thu của trường; năm tiếp theo sẽ phải có dư để đầu tư vào việc mua thiết bị giảng dạy, nhà trường cũng kỳ vọng nghiên cứu khoa học sẽ đem lại nguồn thu giúp tăng thêm thu nhập cho giảng viên.

Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh thông báo thu học phí theo từng học kỳ (mỗi năm học gồm 3 học kỳ). Theo đó, năm học 2022 - 2023, học phí của hệ đại học chính quy trung bình 12-13 triệu đồng/học kỳ cho các ngành học, riêng ngành Dược học là 16-17 triệu đồng/học kỳ. Mức học phí này được giữ nguyên trong suốt năm học, năm học sau có thể tăng nhưng không vượt quá 7%/năm. Trường cũng sẽ triển khai nhiều chương trình học bổng cho cả tân sinh viên và sinh viên các khóa cũ, nhằm hỗ trợ các em có hoàn cảnh khó khăn, động viên các em có thành tích học tập tốt. Mức học bổng từ 50%-100% học phí toàn khóa, tùy từng đối tượng sinh viên.

Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.
Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.