Nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi cho người có công với cách mạng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 55/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng được tăng từ 1,624 triệu đồng lên mức 2,055 triệu đồng.

Nghị định nêu rõ mức chuẩn quy định ở trên làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng. Các mức quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này được điều chỉnh khi mức chuẩn được điều chỉnh và làm tròn đến hàng nghìn đồng.

Nghị định số 55/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi. Cụ thể, mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP.

Mức hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP.

Mức hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng đối với thương binh loại B được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 49/2023/NĐ-CP.

Mức hưởng trợ cấp ưu đãi một lần đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP.

Trường hợp mức trợ cấp một lần tính theo thâm niên, sau khi đã tính tròn số năm tham gia kháng chiến mà còn có tháng lẻ, số tháng lẻ được tính tròn số theo nguyên tắc, từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng được tính là 1 năm, dưới 6 tháng được tính là 6 tháng.

Trường hợp không xác định được ngày, tháng bắt đầu hoạt động kháng chiến, được tính từ ngày 1/7 của năm đó.

Nghị định số 55/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 5/9/2023. Mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP được thực hiện kể từ ngày 1/7/2023. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, theo quy định hiện hành, mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng là 1,624 triệu đồng được thực hiện từ ngày 1/7/2019 theo quy định tại Nghị định số 58/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Từ năm 2020, sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã tác động đến nhiều mặt trên các lĩnh vực kinh tế và xã hội của đất nước, thu ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn, mức lương cơ sở, trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công chưa được điều chỉnh tăng. Ngày 24/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2021/NĐ-CP nhưng mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng vẫn giữ nguyên là 1,624 triệu đồng.

Căn cứ Nghị quyết số 69/2022/QH15 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, từ ngày 1/7/2023, tăng mức chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị.

Theo quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị là 2 triệu đồng/người/tháng. Trên cơ sở đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

Hiện có từ 400 đến 500 bệnh nhân đang chạy thận định kỳ tại Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Chợ Rẫy.
Người trẻ bị suy thận mạn do uống thuốc không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Theo nhận định của các chuyên gia y tế, đáng lo ngại nhất hiện nay trong điều trị suy thận mạn là số lượng bệnh nhân phải chạy thận gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này là người bệnh tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, thường được quảng cáo tràn lan trên mạng, truyền miệng trong dân gian khiến tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.
Lăng Văn Sơn thuộc làng Thượng Hội, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng (Hà Nội) (Ảnh: Báo Tin Tức).
Công viên văn hóa Lăng Văn Sơn: Di sản được đánh thức, bản sắc được gìn giữ
(Ngày Nay) - Sự hiện diện của công viên văn hóa Lăng Văn Sơn trong lòng đô thị hiện đại không chỉ tạo nên bản sắc độc đáo mà còn góp phần làm sống lại tinh thần vùng đất Tổng Gối anh hùng. Đây sẽ là nơi để Đan Phượng kể câu chuyện của mình với bạn bè gần xa - một vùng đất không chỉ có tốc độ phát triển mạnh mẽ mà còn sở hữu chiều sâu văn hóa đặc biệt, xứng đáng là trung tâm mới hiện đại và giàu bản sắc phía Tây Thủ đô.
Bộ ba trilogy album "Love Yourself" của BTS.
K-pop tại Mỹ: Khủng hoảng doanh số hay bước chuyển mô hình?
(Ngày Nay) - Thị trường K-pop tại Mỹ, điểm đến được mệnh danh là “mỏ vàng” của làn sóng Hallyu, đang trải qua những tín hiệu không mấy khả quan về doanh số album. Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng đây chỉ là bước chuyển mình tất yếu khi thói quen tiêu dùng thay đổi, và đặc biệt, sự trở lại đầy đủ của BTS trong năm 2025 có thể trở thành cú hích lớn đưa K-pop bước vào chu kỳ tăng trưởng mới.
Tổng số nhiệm vụ cần phân định trong lĩnh vực y tế lần này là 35 nhiệm vụ. Ảnh: VGP
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế
(Ngày Nay) - Việc giao quyền sâu rộng cho địa phương không phải là sự buông lỏng quản lý, mà là thiết lập lại trật tự phân công, để các cấp có điều kiện thực hiện đầy đủ vai trò, nhiệm vụ của mình, từ đó phục vụ người dân tốt hơn, kịp thời hơn.
Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN.
Tăng tính tự chủ, sáng tạo của địa phương trong quản lý giáo dục - đào tạo
(Ngày Nay) - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 142/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Nghị định số 143/2025/NĐ-CP quy định phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Khách tham quan triển lãm “Ngôn ngữ nghệ thuật Điềm Phùng Thị - sự tiếp biến và sáng tạo”.
Triển lãm Ngôn ngữ nghệ thuật Điềm Phùng Thị
(Ngày Nay) - Ngày 15/6, Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức khai mạc Triển lãm và trình diễn áo dài với chủ đề "Ngôn ngữ nghệ thuật Điềm Phùng Thị - sự tiếp biến và sáng tạo", nhân kỷ niệm 105 năm Ngày sinh của bà (1920-2025).
Tiết mục văn nghệ do các nghệ sỹ Việt Nam trình diễn.
Văn hóa - nghệ thuật kết nối tình hữu nghị giữa nhân dân TP HCM và bạn bè quốc tế
(Ngày Nay) - Ngày 15/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh (HUFO) tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ “Giao lưu hữu nghị năm 2025”, nhằm tăng cường sự hiểu biết và mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa - văn nghệ giữa nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và nhân dân các nước đang sinh sống, học tập và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
Việt Nam trở thành nước đối tác của nhóm BRICS
(Ngày Nay) - Việt Nam trở thành nước Đối tác Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) với mong muốn nỗ lực đóng góp, nâng cao tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển, thúc đẩy đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa đa phương bao trùm, toàn diện trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế.