Não các nhà khoa học 'co' lại sau chuyến thám hiểm Nam Cực

Theo trang Science News, một đoàn nghiên cứu gồm 8 nhà khoa học, nhà nghiên cứu và một đầu bếp đến sống và làm việc tại Trạm nghiên cứu Neumayer III của Đức trong 14 tháng. 
Trạm nghiên cứu Neumayer III của Đức ở Nam Cực. (Ảnh: ALEXANDER STAHN).
Trạm nghiên cứu Neumayer III của Đức ở Nam Cực. (Ảnh: ALEXANDER STAHN).

"Ban đầu, đoàn nghiên cứu cảm thấy khá thú vị khi được nhìn sa mạc màu trắng, nhưng sau đó thì mọi thứ...cũng chỉ có thế", nhà sinh lý học Alexander Stahn (Đại học Y khoa Berlin)  cho biết.

Trong suốt quãng thời gian 14 tháng, đoàn nghiên cứu phải trải qua bóng tối kéo dài của mùa đông nơi địa cực, nhiệt độ thấp nhất vào khoảng -50 độ C. Chính vì vậy, việc di tản là không thể.

Stahn cho biết, sự cô lập xã hội, môi trường đơn điệu là trải nghiệm mà nhà thám hiểm không gian có thể được trải nghiệm khi đang trong nhiệm vụ dài kì. Bản thân ông là người có hứng thú đến những nghiên cứu về ảnh hưởng của việc thám hiểm tới não bộ.

Các nghiên cứu hồi tháng 6/2018 của họ trên động vật từng cho thấy các điều kiện tương tự có thể gây hại cho hải mã - vùng não đóng vai trò quan trọng với trí nhớ và điều hướng.

Stahn đưa ra ví dụ, những con chuột sống được nuôi cùng bạn hoặc sống trong môi trường phong phú sẽ dễ huấn luyện, học nhanh hơn những con khác bị sống một mình trong lồng. Tuy nhiên, điều này có đúng với con người hay không thì vẫn còn là ẩn số.

Tại trường Y khoa Perelman thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ), Stahn cùng các cộng sự của mình lấy hình ảnh cộng hưởng từ để ghi lại hình ảnh não bộ của các thành viên trong đoàn nghiên cứu trước khi đến khu nghiên cứu và sau khi rời đi.

Kết quả báo cáo trên Tạp chí Y học Anh ngày 4/12 vừa qua cho thấy, nếu so sánh với một người cùng giới tính và độ tuổi nhưng không phải trải qua 14 tháng ở Nam Cực, diện tích vùng hải mã của mỗi thành viên trong đoàn nghiên cứu giảm 7%.

Stahn cho rằng, mặc dù hải mã rất dễ bị tổn thương bởi các yếu tố gây căng thẳng như sự cô lập nhưng nó cũng rất nhạy cảm với sự kích thích đến từ một cuộc sống chứa đầy tương tác xã hội và một loạt các cảnh quan để khám phá. Chính vì vậy, nhà nghiên cứu này bày tỏ sự tin tưởng rằng sự thay đổi này có thể đảo ngược.

Theo VTC News
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
(Ngày Nay) - Một cuộc đua cạnh tranh kéo dài từ lúc mới sinh cho đến lúc đi học, đi làm khiến nhiều người Hàn Quốc cảm thấy kiệt quệ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của họ.
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Mỹ tìm cách tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Jordan để thảo luận về các cách thức thúc đẩy vận chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza và thảo luận về tình hình căng thẳng trong khu vực thời gian qua.
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
(Ngày Nay) - Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.