NASA sẽ trao thưởng 3 triệu USD cho ý tưởng tái chế rác thải trong không gian

(Ngày Nay) - NASA đang kêu gọi công chúng tìm ra những cách tái chế rác thải vật liệu được tạo ra trong không gian sâu và sẵn sàng chi trả tới 3 triệu USD (khoảng 73,5 tỷ đồng) tiền thưởng cho những ý tưởng sáng tạo về cách tái chế rác thải từ các sứ mệnh không gian của họ.
Một góc nhìn của Trạm Vũ trụ Quốc tế. Ảnh: AP/Roscosmos Space Agency Press Service
Một góc nhìn của Trạm Vũ trụ Quốc tế. Ảnh: AP/Roscosmos Space Agency Press Service

Trong các chuyến bay dài ngày, phi hành gia tạo ra các dòng chất thải vô cơ như bao bì thực phẩm, quần áo cũ, vật liệu từ các thí nghiệm khoa học. NASA muốn biến những rác thải này thành các sản phẩm có thể sử dụng cho khoa học và thám hiểm.

Theo thông cáo báo chí, thử thách LunaRecycle của NASA đang tìm kiếm và phát triển các giải pháp tái chế tiết kiệm năng lượng, khối lượng thấp và ít tác động đến môi trường nhằm giúp các chuyến bay không gian dài hạn trở nên bền vững hơn. Theo Amy Kaminski, Giám đốc chương trình "NASA’s prize, Challenges, and Crowdsourcing", bền vững là một yếu tố quan trọng đối với NASA khi thực hiện các khám phá và nghiên cứu cả trong và ngoài Trái Đất.

NASA cho biết, thử thách LunaRecycle có hai hạng mục: một là thiết kế và phát triển phần cứng có thể tái chế một hoặc nhiều loại chất thải trên bề mặt Mặt Trăng, hai là thiết kế một bản sao ảo của một hệ thống hoàn chỉnh để tái chế và sản xuất các sản phẩm cuối cùng.

Quản lý chất thải hiện tại không khả dụng cho các nhiệm vụ ở độ cao lớn

Theo một thông cáo báo chí năm 2018 từ NASA, 4 phi hành gia có thể tạo ra khoảng 2,5 tấn chất thải trong một năm. Lượng rác này có thể gây nguy hiểm cho phi hành đoàn.

Hiện tại, trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), rác được xử lý trong lò phản ứng nhiệt độ cao, phân hủy thành nước, oxy và các khí khác. Các loại rác thải khác được xử lý thủ công khi các phi hành gia đặt chúng vào túi và để trong một phương tiện chuyên dụng cho đến khi nó được đưa trở lại Trái Đất trong tàu phóng hoặc bị đốt cháy trong bầu khí quyển. Tuy nhiên, các phương pháp này không thể dùng cho các chuyến bay xa hơn 2.000 km từ Trái Đất.

NASA hy vọng các giải pháp từ cuộc thi LunaRecycle cũng có thể giúp cải thiện việc tái chế trên Trái Đất, với các quy trình hiệu quả hơn và ít gây ô nhiễm hơn.

Chuẩn bị cho Artemis II vào năm 2025

Cuộc thi này diễn ra khi NASA đang chuẩn bị cho việc phóng Artemis II vào tháng 9 năm sau. Đây sẽ là tàu thám hiểm không gian có người lái đầu tiên trở lại Mặt Trăng kể từ sứ mệnh Apollo trong những năm 1960-1970.

Chuyến bay kéo dài 10 ngày này sẽ đưa 4 phi hành gia bay vào khoảng cách 7.400 km tính từ phía xa của Mặt Trăng.

Tàu thám hiểm không gian này cũng sẽ là bước chuẩn bị cho việc lần đầu tiên đưa phụ nữ, người da màu và đối tác quốc tế đặt chân lên Mặt Trăng trong các sứ mệnh Artemis sắp tới.

Tàu thám hiểm không gian tiếp theo, Artemis III, sẽ cố gắng đưa phi hành gia hạ cánh gần Cực Nam của Mặt Trăng vẫn đang trên lộ trình thực hiện vào năm 2026.

Theo Euro News
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).