NASA tìm thấy nơi lý tưởng cho sự sống trong Hệ Mặt trời

Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học NASA đã tìm thấy một nơi ngay trong Hệ Mặt trời có khả năng hỗ trợ các sinh vật sống.
Ảnh minh họa: MSN.
Ảnh minh họa: MSN.

Nơi đó chính là Europa, mặt trăng của sao Mộc. Các phát hiện này đã được trình bày tại Hội nghị Goldschimidt năm 2020, cho thấy có một số dấu hiệu xảy ra trong các đại dương là điều kiện lí tưởng cho sự sống ngoài trái đất phát triển mạnh, ScienceAlert đưa tin.

Các nhà khoa học của NASA cho biết lực phân rã phóng xạ hoặc lực thuỷ triều có khả năng tạo ra đủ nhiệt khiến lớp băng ở Europa tan chảy để nước có thể tồn tại ở thể lỏng. Trên Trái đất, các chuyên gia tin rằng nhiều dạng sự sống hình thành nhờ các lỗ thông núi lửa trong lòng đại dương làm nhiệt độ nước tăng lên.

Nghiên cứu mới nhất được đưa ra trong bối cảnh NASA chuẩn bị triển khai kế hoạch tới Europa vào năm 2024. Nghiên cứu này nhằm xác định cách thức tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trên mặt trăng của sao Mộc.

Hai nhà khoa học của NASA là Mohit Malwani Daswani và Steven Vance tập trung nghiên cứu sự xuất hiện của nước bên dưới bề mặt băng giá của Europa. Họ phát hiện ra rằng sức nóng của sự phân rã phóng xạ hoặc tương tác giữa thuỷ triều và sao Mộc đã giúp phá vỡ các khoáng chất và biến chúng thành nước.

Melwani Daswani nói: “Chúng tôi đã xây dựng mô hình về thành phần và các tính chất vật lý của lõi thiên thể, lớp silicat và đại dương”.  

“Ở độ sâu và nhiệt độ khác nhau, độ bay hơi và mất nước của khoáng chất cũng thay đổi. Chúng tôi đã thêm các chất dễ bay hơi này, được ước tính đã bị mất từ bên trong và thấy rằng chúng phù hợp với khối lượng dự đoán của đại dương hiện tại, nghĩa là chúng có thể tồn tại trong đại dương”, ông cho biết thêm.

Europa cũng có bề mặt chứa muối, có khả năng tương tự như các đại dương trên Trái đất. Nhóm nghiên cứu của NASA cho biết, dựa trên các mô phỏng, nước trên mặt trăng của sao Mộc có thể có tính axit nhẹ, với carbon dioxide sulfate và canxi ở nồng độ cao.

“Người ta nghĩ rằng đại dương này vẫn có thể có lưu huỳnh, nhưng với các mô phỏng của chúng tôi, kết hợp với dữ liệu từ kính viễn vọng không gian Hubble, cho thấy clorua trên bề mặt của Europa, điều đó tức là nước rất có thể trở nên giàu clorua”, Melwani Daswani nói. 

“Nói cách khác, thành phần của nó khá giống đại dương trên Trái đất. Chúng tôi tin rằng đại dương này có thể khá phù hợp cho sự sống”./.

Theo VOV
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).