Ngân hàng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh nửa cuối năm 2022

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Giới phân tích cho rằng, bất chấp một số lực cản, lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong nửa cuối năm nay.
Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Tín dụng sẽ tăng trưởng chậm lại

Các ngân hàng thương mại vào tuần trước đã được Ngân hàng Nhà nước nới thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho năm 2022. Theo đó, Sacombank được cấp thêm room tín dụng năm nay là 4%, Agribank 3,5%, HDBank 3,4%, MB 3,2%, OCB 3,1%, VIB 3%, Vietcombank và Techcombank cùng được cấp thêm 2,7%, TPBank 1,2%. Một số ngân hàng khác cũng được nới room nhưng ở mức thấp hơn.

Đây là lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh hạn mức tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng trong năm nay. Nhìn lại lịch sử những năm trước, Ngân hàng Nhà nước thường có 1-2 đợt nới room trong năm, sau khi đã giao mức trần cho từng đơn vị vào đầu năm.

Theo số liệu vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố, đến ngày 26/8, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 9,91% so với cuối năm 2021. Như vậy, với kế hoạch tăng trưởng toàn ngành ngân hàng giữ nguyên ở 14% cho năm nay, dư địa tăng trưởng tín dụng vẫn còn 5% trong 4 tháng cuối năm.

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Phú Hưng (PHS), dưới áp lực lạm phát trong nước gia tăng và đồng VND mất giá trong bối cảnh các ngân hàng trung ương trên thế giới nâng lãi suất, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết sẽ điều hành chính sách tiền tệ trên cơ sở tăng trưởng tín dụng cả năm ở mức 14%.

Với mức tăng trưởng 14%, ước tính chỉ còn 500 nghìn tỷ đồng sẽ được giải ngân vào nửa cuối năm 2022. Như vậy, tín dụng nửa cuối năm 2022 sẽ tăng trưởng chậm hơn so với 6 tháng đầu năm nay.

Theo cuộc điều tra của Vụ Dự báo Thống kê thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong nửa cuối năm nay, đầu tư vận tải kho bãi; kinh doanh xuất nhập khẩu; mua nhà để ở và công nghiệp chế biến chế tạo là 4 lĩnh vực có số lượng tổ chức tín dụng dự báo nhu cầu tín dụng tăng nhiều nhất.

Công ty cổ phần Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) nhận định, tăng trưởng tín dụng cho cả năm vẫn có thể đạt 14%. Trong nửa đầu năm, sự tăng giá của các mặt hàng thiết yếu trên thế giới là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát nội địa tăng bất thường hơn là tăng trưởng tiêu thụ nội địa.

Vì vậy, việc hạn chế tăng tín dụng không hẳn là biện pháp hiệu quả để kiềm chế lạm phát, nhưng “bơm” thêm tiền vào nền kinh tế sẽ làm tình hình trở nên khó kiểm soát hơn.

Do các cơ quan quản lý đưa ràng buộc chặt chẽ về tăng trưởng tín dụng cũng như ổn định hoạt động ngành, đa phần các ngân hàng đã hạn chế đà tăng từ cuối quý 2 năm 2022.

Hầu hết các ngân hàng có mức tăng trưởng vượt trội so với mặt bằng chung dựa trên các yếu tố như bộ đệm vốn tốt, danh mục tín dụng đa dạng và hỗ trợ của ngân hàng Nhà nước trong việc giúp các tổ chức tín dụng yếu kém.

Trong dài hạn, Mirae Asset (Việt Nam) kỳ vọng các ngân hàng có bộ đệm vốn tốt, lợi nhuận tăng trưởng bền vững, sở hữu danh mục tín dụng không có quá nhiều rủi ro tập trung sẽ được nhận hạn mức tăng trưởng tín dụng tốt hơn.

Theo PHS, kết thúc nửa đầu năm, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán: SSB) là ngân hàng có tăng trưởng tín dụng cao nhất toàn ngành, đạt 15,2%, theo sau là Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank, mã chứng khoán: HDB) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB, mã chứng khoán MBB) với mức tăng lần lượt là 14,8% và 14,6%.

Hơn nữa, những ngân hàng như Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, mã chứng khoán VCB), Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã chứng khoán: BID), Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank, mã chứng khoán: CTG), Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã chứng khoán VPB)… có mức tăng vượt bậc so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong nửa cuối năm 2022, Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp room tín dụng cho các ngân hàng trên các tiêu chí: Chấm điểm theo quy định tại Thông tư 52/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thực hiện chủ trương điều hành của Chính phủ như giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân; tín dụng tập trung vào lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp; tổ chức tín dụng tham gia hỗ trợ xử lý các ngân hàng yếu kém.

Theo Báo cáo phát hành hồi tháng 8/2022, Công ty cổ phần Chứng khoán Guotai Junan (Việt Nam) cho biết, nới room tín dụng là chuyện sớm muộn. Dù diễn ra chậm hơn so với kỳ vọng nhưng nới room tín dụng sẽ giúp các ngân hàng kịp thời đạt được kế hoạch kinh doanh trong năm nay.

Mức tăng trưởng mục tiêu toàn ngành không đổi ở khoảng 14-15% là căn cứ cho tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trung bình 30% cho cả năm 2022.

Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.