Ngành công nghiệp vũ khí bùng nổ vì cuộc xung đột tại Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngành công nghiệp vũ khí của Đông Âu đang sản xuất súng, đạn pháo và các vật tư quân sự khác với tốc độ chưa từng thấy kể từ Chiến tranh Lạnh khi các chính phủ trong khu vực đang nỗ lực viện trợ cho Ukraine.
Ngành công nghiệp vũ khí bùng nổ vì cuộc xung đột tại Ukraine

Mỹ và Anh đang làm hai quốc gia đi đầu trong việc cam kết viện trợ quân sự cho Ukraine trong khoảng thời gian từ ngày 24/1 đến ngày 3/10, số liệu của Viện Kinh tế Thế giới Kiel có trụ sở tại Đức cho biết, với Ba Lan ở vị trí thứ ba và Cộng hòa Séc xếp thứ chín.

Động lực lớn nhất khiến nhiều nước Đông Âu tăng cường viện trợ cho Ukraine là bởi một số quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw trước đây coi việc giúp đỡ chính quyền Kyiv là vấn đề an ninh khu vực.

Nhưng nhiều quan chức chính phủ và doanh nghiệp, cũng như các nhà phân tích nhận định rằng cuộc xung đột cũng mang đến những cơ hội mới cho ngành công nghiệp vũ khí của khu vực.

"Do thực tế của cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine và thái độ rõ ràng của nhiều quốc gia nhằm tăng chi tiêu trong lĩnh vực ngân sách quốc phòng, đang có một cơ hội thực sự lớn để thâm nhập thị trường mới và tăng doanh thu xuất khẩu trong những năm tới", theo ông Sebastian Chwalek, Giám đốc điều hành PGZ - một công ty sản xuất vũ khí của Ba Lan.

PGZ thuộc sở hữu nhà nước và hiện kiểm soát hơn 50 công ty sản xuất vũ khí và đạn dược, từ xe vận chuyển bọc thép đến hệ thống máy bay không người lái, cũng như nắm giữ cổ phần trong hàng chục công ty khác.

Ông Chwalek cho biết PGZ hiện có kế hoạch đầu tư tới 8 tỷ zloty (1,8 tỷ USD) trong thập kỷ tới. Lộ trình này bao gồm thiết lập các cơ sở sản xuất mới nằm cách xa biên giới với Belarus, đồng minh của Nga vì lý do an ninh.

Các doanh nghiệp khác của Ba Lan, Slovakia và Cộng hòa Séc cũng đang tăng cường năng lực sản xuất và cố gắng thuê thêm công nhân.

Ngay sau khi cuộc xung đột nổ ra, một số quân đội và nhà sản xuất khí tài ở Đông Âu đã bắt đầu dọn sạch kho vũ khí và đạn dược từ thời Liên Xô, khi chính quyền Kiev chờ đợi thiết bị tiêu chuẩn NATO từ phương Tây.

Khi những kho dự trữ đó cạn kiệt, các nhà sản xuất vũ khí đã tăng cường sản xuất cả thiết bị cũ và thiết bị hiện đại để duy trì nguồn cung. Dòng vũ khí đã giúp Ukraine đứng vững trước các đợt tấn công của Nga và giành lại nhiều vùng lãnh thổ.

Ông Chwalek cho biết PGZ đã cung cấp hệ thống pháo và súng cối, lựu pháo, áo chống đạn, vũ khí nhỏ và đạn dược cho Ukraine, có khả năng vượt qua mục tiêu doanh thu trước cuộc xung đột vào năm 2022 là 6,74 tỷ zloty.

Ngành công nghiệp vũ khí của Đông Âu có từ thế kỷ 19, khi Emil Skoda người Séc bắt đầu sản xuất vũ khí cho Đế quốc Áo-Hung.

Thời Chiến tranh Lạnh, các nhà máy khổng lồ ở Tiệp Khắc, nước sản xuất vũ khí lớn thứ hai trong khối Hiệp ước Warsaw, Ba Lan và các nước khác trong khu vực, đã tạo sinh kế cho hàng triệu người dân.

"Cộng hòa Séc là một trong những cường quốc xuất khẩu vũ khí và chúng tôi có nhân sự, cơ sở vật chất và dây chuyền sản xuất cần thiết để tăng công suất", Jakub Landovsky - Đại sứ CH Séc tại NATO, cho biết. "Đây là cơ hội tuyệt vời để người Séc gia tăng những gì chúng tôi cần sau khi cung cấp cho người Ukraine những kho vũ khí cũ từ thời Liên Xô. Điều này có thể cho các quốc gia khác thấy rằng chúng tôi có thể là một đối tác đáng tin cậy trong ngành công nghiệp vũ khí".

Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, cho biết: "Sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 và sự mở rộng của NATO tại khu vực Đông Âu đã thúc đẩy các công ty hiện đại hóa, nhưng họ vẫn có thể nhanh chóng sản xuất những thứ như đạn dược phù hợp với hệ thống vũ khí của Liên Xô".

Christoph Trebesch, giáo sư tại Viện Kiel, cho biết: “Các nước Đông Âu hỗ trợ Ukraine một cách đáng kể. Đồng thời, đây là cơ hội để họ xây dựng ngành công nghiệp sản xuất quân sự của mình".

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Séc Tomas Kopecny nói Ukraine đã nhận được khoảng 2,1 tỷ USD vũ khí và thiết bị từ các công ty của Séc. Ông Kopecny cho biết xuất khẩu vũ khí của Séc năm nay sẽ cao nhất kể từ năm 1989, với nhiều công ty trong lĩnh vực này tăng thêm việc làm và năng lực sản xuất.

"Đối với ngành công nghiệp quốc phòng Séc, cuộc xung đột ở Ukraine tạo ra sự thúc đẩy mà chúng tôi chưa từng thấy trong 30 năm qua", ông Kopecny nói.

Theo Reuters
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.