Ngành du lịch Việt Nam và cú sốc lớn đầu năm 2020 vì đại dịch Covid-19

Ngành du lịch Việt Nam đang chịu nhiều thiệt hại trong dịp đầu năm 2020 vì dịch Covid-19 bùng phát. Hiện, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đang bị khủng hoảng và phải chịu thiệt hại vô cùng lớn.
Cần tìm những hướng đi mới cho ngành du lịch Việt Nam.
Cần tìm những hướng đi mới cho ngành du lịch Việt Nam.

Ngành du lịch thất thu

Đến thời điểm này, dịch bệnh Covid-19 đã vượt xa dịch bệnh Sars (2002 - 2003) và MERS về số ca nhiễm bệnh và chắc chắn cũng sẽ vượt xa về số người chết. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng lên tất cả các ngành nền kinh tế trong đó ngành du lịch bị ảnh hưởng khá nặng nề. 

Theo thống kê trong vòng 3 - 4 năm trở lại đây, du lịch Việt Nam đã có mức tăng trưởng ngoạn mục thuộc hàng cao nhất thế giới với mức trung bình trên 20%/năm. Cụ thể, năm 2019 Việt Nam đón lượng khách quốc tế cao kỷ lục từ trước đến nay là hơn 18 triệu lượt khách và đang đặt ra mục tiêu đón khoảng 20,5 triệu lượt khách năm 2020.

Dịch bệnh Covid-19 đang thực sự là một cú sốc với ngành du lịch Việt Nam ngay những ngày đầu năm 2020. Kể từ ngày 28/1/2020, chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh cấm toàn bộ các hoạt động du lịch nội địa và du lịch nước ngoài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới những quốc gia đón nhiều khách Trung Quốc như các nước Đông Nam Á, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Trong năm 2019, Việt Nam đón hơn 5,8 triệu lượt khách Trung Quốc, chiếm khoảng 1/3 tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Các tỉnh thành đón nhiều khách Trung Quốc bao gồm Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Nội, TP.HCM, Phú Quốc...

Ngành du lịch Việt Nam và cú sốc lớn đầu năm 2020 vì đại dịch Covid-19 ảnh 1

 Khách du lịch hiếm hoi trên đường phố Nha Trang
(Ảnh: báo Giao Thông)

Ở chiều ngược lại, toàn bộ các tour du lịch từ Việt Nam đi Trung Quốc cũng bị hủy vì dịch bệnh khiến các công ty lữ hành và hàng không đứng trước nguy cơ hủy tour và mất trắng nhiều tỷ đồng.

Ngoài ra, dịch bệnh cũng khiến du khách lo sợ không dám đi tour trong nước và nước ngoài khiến ngành du lịch thất thu và các Công ty du lịch bị thua lỗ lớn trước nguy cơ bị hãng hàng không phạt cọc.

Như vậy, nếu dịch bệnh kéo dài, nhiều công ty du lịch, khách sạn, hàng không, vận chuyển, nhà hàng, điểm mua sắm du lịch... có thể đứng trước nguy cơ phá sản.

Bên cạnh đó, ngành du lịch Việt Nam đứng trước nguy cơ một năm sụt giảm mạnh về lượng khách và doanh thu. Hàng triệu lao động trong ngành du lịch có nguy cơ bị giảm thu nhập thậm chí bị cắt giảm do thiếu việc.

Cần làm gì để tháo gỡ khó khăn?

Vậy trong tình hình khủng hoảng do đại dịch Covid-19 như hiện nay, du lịch Việt Nam cần làm gì? Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Việt Nam đang mất đi thị trường lớn là Trung Quốc. Vì vậy, ngành du lịch cần có hướng đi mới, xác định thị trường nội địa là hướng ưu tiên hàng đầu. Đồng thời có thể xem xét lựa chọn các điểm đến mới, nơi không bị dịch hoặc không có khả năng tái phát dịch như: Mỹ, Australia, Canada...

Bên cạnh đó, để tạo nên sự hấp dẫn du lịch nội địa, cần có giải pháp đồng bộ từ việc tổ chức các hoạt động kích cầu du lịch nội địa, tổ chức liên kết các nhà cung cấp dịch vụ để hình thành những chương trình du lịch trọn gói với giá ưu đãi cho khách du lịch Việt Nam. Cần đầu tư các tuyến du lịch nội địa mới, chú trọng khai thác du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch gắn với bảo vệ môi trường.

Các công ty du lịch cũng cần nghiên cứu thay đổi định hướng thị trường khủng hoảng với tâm điểm từ thị trường Trung Quốc đã cho thấy hầu như của việc quá dựa vào 1 đến 2 thị trường lớn của du lịch Việt Nam (Trung Quốc chiếm 1/3 tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm quá nửa tổng số khách quốc tế đến Việt Nam). Khi dịch bệnh qua đi thì thị trường Trung Quốc sẽ cần thêm thời gian để hồi phục. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cần nghiên cứu thu hút những thị trường mục tiêu tiềm năng khác.

Từ những khó khăn này, Việt Nam cũng có thể coi là cơ hội để nhìn lại chính mình và chuẩn bị cho tương lai, trong việc thiệu nhiều sản phẩm mới và đa dạng, xây dựng chiến lược quảng bá hình ảnh trực tiếp và sâu rộng ra thế giới cũng như ngày một khẳng định, Việt Nam là một trong những nước tiềm năng, giàu bản sắc của khu vực Châu Á.

Ngành du lịch Việt Nam và cú sốc lớn đầu năm 2020 vì đại dịch Covid-19 ảnh 2

Có như vậy thì mới thấy tài năng của người thuyền trưởng. Người làm lãnh đạo phải nắm bắt tình hình và đưa ra những quyết sách đúng đắn phù hợp với từng thời điểm với doanh nghiệp của mình.

Các Công ty du lịch cần phải đồng lòng liên kết với hàng không, vận tải, khách sạn, nhà hàng... để xây dựng những gói kích cầu du lịch nhằm giúp cho du lịch hồi phục nhanh sau giai đoạn khủng hoảng. Các doanh nghiệp có thể tổ chức mời các đối tác, khách hàng lớn tham dự các chuyến FAM trip để giới thiệu các sản phẩm.

Khi cuộc khủng hoảng dịch bệnh chấm dứt, khách đã quay trở lại, đây cũng là lúc doanh nghiệp cần đẩy mạnh truyền thông tiếp thị và bán hàng. “Việt Nam điểm đến an toàn”, các gói du lịch khuyến mại kích cầu có thể tung ra để kích thích khách sớm đăng kí đi tour.

Ở khía cạnh nhà nước, các cơ quan quản lý có thể đóng vai trò nhạc trưởng để gắn kết các thành phần du lịch, hàng không, khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, khu vui chơi giải trí… cùng giảm giá để có để có các sản phẩm tour trọn gói kích cầu du lịch.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng nên miễn lệ phí visa cho những thị trường trọng điểm, tiềm năng và có mức chi trả cao để thu hút khách từ những thị trường này.

Đồng thời có những chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp trong ngành du lịch. Trong và sau đại dịch, thì nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ và bù đắp cho ngành du lịch.

Khi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn bị tổn thương, không chỉ dịch bệnh mà các cuộc khủng hoảng khách liên quan đến khủng bố, xung đột chính trị, suy thoái kinh tế, thiên tai…đều sẽ ảnh hưởng lớn. Nếu như doanh nghiệp du lịch không đồng hành và ứng phó ngay từ trong cuộc khủng hoảng thì sẽ hạn chế khả năng phục hồi và đón sóng tương lai của chính doanh nghiệp mình.

Theo Tài Chính
Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.