Nghệ nhân Hoàng Tiến Hưng: Đồng bóng mọc như nấm sau mưa

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nghệ nhân dân gian Hoàng Tiến Hưng - một thanh đồng có tiếng ở Hà Nội khẳng định rằng: Hiện nay, có tình trạng thanh đồng “mọc lên như nấm sau mưa”, chính vì vậy cần phải có một tổ chức, một cơ quan quản lý và giám sát những hoạt động liên quan.
Nghệ nhân Hoàng Tiến Hưng trong một lần diễn xướng hầu đồng
Nghệ nhân Hoàng Tiến Hưng trong một lần diễn xướng hầu đồng

Chưa làm tròn trách nhiệm bảo tồn di sản

Chia sẻ về những vấn đề liên quan đến di sản Thực hành tín ngưỡng thờ cúng đạo Mẫu, nghệ nhân Hoàng Tiến Hưng khẳng định: Chúng ta cần nghe những lời nói thật, chia sẻ những gì là thật nhất. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải chỉ ra những cái được, cái chưa được và chúng ta đang vô tình hay cố ý hiểu sai, hoặc làm sai.

UNESCO công nhận và vinh danh Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại; trong đó công nhận nghi lễ hầu đồng chứ không công nhận những di tích lịch sử.

Vậy những giá trị của hầu đồng đang nằm ở đâu, ai là người gìn giữ. Những điều đó nằm trong những con người là thanh đồng như chúng tôi. Cũng giống như hát xoan, hát ghẹo, hát quan họ, hát bài chòi…văn hoá phi vật thể vốn nằm trong các nghệ nhân.

Trong 5 năm qua kể từ khi được UNESCO công nhận, việc đào tạo, tập huấn, bảo tồn… không được chú trọng; mà chỉ tập trung vào khẩu ngữ, phát ngôn; chưa nhìn nhận, đánh giá được về góc độ thực tại của di sản là như thế nào.

Nghệ nhân Hoàng Tiến Hưng: Đồng bóng mọc như nấm sau mưa ảnh 1

Nghệ nhân Hoàng Tiến Hưng thường xuyên tham gia các buổi giảng dạy về văn hoá truyền thống của Việt Nam

Việc chúng ta cần làm sáng tỏ ở đây đó là: “hầu đồng” là một cụm từ bao gồm rất nhiều thứ, trong đó có âm luật, nhạc luật, trang phục, có cộng cảm của rất nhiều thứ kéo theo. Khi thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu trong điện thần tam, tứ phủ, hoạt động diễn xướng đó bao gồm có hầu dâng, cung văn, pháp sư, thầy cúng. Thế giới vinh danh là vinh danh các nghệ nhân hay còn gọi là các thanh đồng thực hành, gìn giữ, phát huy từ nhiều đời nay.

Thánh Mẫu là của người Việt, là “nội đạo”, là của chúng ta, sinh ra từ truyền thống thờ thần, thờ mẹ, thờ ông bà. Vì vậy, bà Âu Cơ thời Vua Hùng, rồi đến hệ thống tứ pháp (thờ 4 bà mẹ gồm: đất, nước, lửa, cây).

Khi Phật Giáo du nhập vào Việt Nam, đã đồng hành cùng với hệ thống tứ pháp này cùng phát triển, để rồi sau đó, với tâm tưởng của người Việt, đã đồng hoá, dung dị hoá và hoà bình hoá lại cùng nhau. Các nước khác có chiến tranh tôn giáo, chiến tranh tín ngưỡng nhưng Việt Nam không có điều đó.

Nghệ nhân Hoàng Tiến Hưng: Đồng bóng mọc như nấm sau mưa ảnh 2

Hình ảnh nhân khen thưởng của Nghệ nhân Hoàng Tiến Hưng

Tín ngưỡng thờ Mẫu là nội sinh của người Việt hiện nay luôn luôn được đồng hành cùng với Phật Giáo. Có thể rất dễ dàng nhận thấy rất rằng tại hầu hết các ngôi chùa tại Việt Nam hiện nay, từ Bắc Bộ cho đến Trung Bộ đều sẽ có một gian thờ Mẫu hay một nhà thờ Mẫu bên trong khuôn viên.

Kể từ khi được vinh danh, bản thân chúng tôi là những thanh đồng, những người thực hành tín ngưỡng cảm thấy rất vinh dự. Câu chuyện ở đây là, nghi lễ hầu đồng đã được hiểu đúng chưa, đã được làm tốt chưa.

Từ năm 2020, sau khi Thông tư 15 của Chính phủ về văn hoá tín ngưỡng được ban hành, nghi lễ hầu đồng và những thanh đồng chúng tôi đã được quan tâm hơn, đó là một điều rất đáng mừng.

Trong suốt 5 năm qua, tôi thấy rất tiếc, tiếc cho một Di sản văn hoá phi vật thể của thế giới mà chúng ta đã mất rất nhiều tâm huyết, từ đời cha chuyển sang cho đời con, mới có được ngày như hôm nay. Nghi lễ hầu đồng hay Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam Phủ hiện nay còn chưa được hiểu đúng, chưa được làm đúng với những điều đẹp đẽ, lớn lao vốn có.

Điều này rất cần nhận được quan tâm hơn của các cấp chính quyền, các nhà quản lý, “bóng còn đang chuyển chân, từ chân người này sang chân người khác” mà chưa ai dám cho nó một cái tên đúng, chưa ai dám đánh giá và trả lại cho nó 1 vị trí đúng.

Nghệ nhân Hoàng Tiến Hưng: Đồng bóng mọc như nấm sau mưa ảnh 3

Theo nghệ nhân Hoàng Tiến Hưng thì chúng ta vẫn chưa làm tròn trách nhiệm bảo tồn di sản

Vẫn còn tình trạng… trục lợi di sản

Theo chia sẻ của nghệ nhân Hoàng Tiến Hưng thì, trong suốt một hành trình dài, trải qua hàng trăm năm qua, đã có 21 đạo sắc phong cho Thánh Mẫu Liễu Hạnh – vị thần chủ của Tín ngưỡng Thờ mẫu Tam Phủ.

Người Việt vốn có văn hoá nội sinh; các vị thần, thánh được chia ra làm hai hệ thống đó là nhân thần và thiên thần – những nhân vật huyền tích và những nhân vật có thực. Trong đó Thánh Mẫu Liễu Hạnh hay Đức Thánh Trần Hưng Đạo đều là những nhân vật có thực; khi sinh thời đều ra sức giúp dân, phù đời và được nhân dân tôn sùng qua nhiều đời, đời này qua đời khác.

Dù Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu tam phủ của người Việt đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại từ cách đây 5 năm; thế nhưng còn ở đâu đó, còn ở ai đó, dù là cá nhân hay tập thể, vẫn chưa hiểu đúng, vẫn chưa viết đúng, chưa làm đúng, để rồi “con sâu bỏ rầu nồi canh”.

Nghệ nhân Hoàng Tiến Hưng: Đồng bóng mọc như nấm sau mưa ảnh 4

Hiện trạng vẫn chưa có sự quản lý tốt di sản nên tình trạng lôm côm, giả mạo vẫn diễn ra nhiều

Cũng có rất nhiều tín đồ trong tín ngưỡng Thờ Mẫu hiện nay có hành vi lạm dụng, trục lợi, không giữ được mình; hay cũng có rất nhiều tổ chức, cá nhân cũng ăn theo việc này để vinh danh, dựa vào các chương trình này hay chương trình kia, gắn mác này gắn mác kia để tạo ra những thương hiệu...

Nhưng chính những cơ quan quản lý còn chưa có sự đánh giá và nhìn nhận cụ thể về hầu đồng, để có một bộ phận không nhỏ những người núp bóng thanh đồng, núp bóng thực hành tín ngưỡng đang làm những việc trục lợi, biến tướng sự việc, bóp méo hình ảnh và giá trị của di sản.

Về tình trạng này, nghệ nhân Hưng chia sẻ: Chúng tôi là những con người chân chính cảm thấy tiếc lắm, xót lắm, lo sợ rằng nếu gìn giữ, bảo tồn và phát huy không tốt sẽ có nguy cơ bị UNESCO thu hồi lại sự công nhận quý báu kia.

Bây giờ thì “đồng bóng” mọc như nấm sau mưa, nhiều người đi hầu đồng để “làm sang” cho mình, để mong được làm “ông nọ bà kia”. Còn chúng tôi thì rất sợ, sợ rằng có nhiều người ngồi cùng hàng với mình quá, và mình ngồi ở đó thì mình lại không thấy mình nữa.

Có nhiều thanh đồng đúng nghĩa, rất ngại giao tiếp, ngại trao đổi và dường như đều muốn “ở ẩn”. Nhiều bạn trẻ bây giờ đi hầu đồng sau đó đọc vài thông tin trên mạng sau đó “mua danh” từ những chương trình được tổ chức rầm rộ để ăn theo di sản.

Nghệ nhân Hoàng Tiến Hưng: Đồng bóng mọc như nấm sau mưa ảnh 5

Theo Nghệ nhân Hoàng Tiến Hưng thì bảo tồn di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu phải song hành với cả công tác quản lý, giám sát

Vàng thau lẫn lộn…

Nhìn nhận về tình hình thực tế đối với di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, nghệ nhân Hoàng Tiến Hưng cho rằng: Đối với những nghệ nhân dân gian hoặc những thanh đồng thật sự am hiểu về hầu đồng thì theo nghệ nhân Hưng, về lề lối, họ những người gìn giữ được di sản này thì phải là những người còn giữ lại được những lề lối xưa cũ, từ đó kế thừa và phát huy cho đúng. Phải làm tốt, phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng để từ đó có những sự đổi mới trong cách thực hành tín ngưỡng nhưng vẫn tuân theo những lề lối vốn có từ lâu đời.

Hầu đồng xưa kia vốn rất đơn giản, chỉ có hát văn và thanh đồng cùng những quy tắc hầu rất đơn giản nhưng vô cùng đẹp đẽ và uyển chuyển. Thế nhưng bây giờ, hầu đồng lại có thêm nhiều “hương vị mới”, sẽ có một chút cảm thấy như đang bị “lai” với điệu nhảy Tango, một chút của điệu Valse và nhiều thứ rất khác. Đó là điều mà không ai có thể kết luận được đó là đúng hay là sai, chỉ biết rằng những điều mới này dường như đã ngấm với những điều cũ xưa nay vốn có.

Ngày xưa, trang phục hầu đồng rất đơn giản và gần như không có nhiều loại. Giờ đây trang phục loè loẹt, biến tướng; bị “lai tạp” theo quá nhiều phong cách. Và rồi từ những biến tướng đó lại “đẻ” ra thêm nhiều sự biến tướng khác nữa.

Từ khi được thế giới vinh danh, xoay quanh di sản Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu tam phủ của người Việt có nhiều vấn đề tương đối nổi cộm đó là: vẫn chưa được các cơ quan chức năng dành sự quan tâm đúng đắn, những diễn biến xã hội đã ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và hình ảnh văn hoá cũng như giá trị của hầu đồng.

Thông thường, đối với những bộ môn nghệ thuật khác, đều có những bộ giáo trình cụ thể. Tuy nhiên, đối với hát văn hầu đồng hay hát xoan, hát quan họ… đều tồn tại trong các nghệ nhân; nghệ nhân cao tuổi còn sống thì giống như một kho lưu trữ lớn về kiến thức chuyên môn.

Chúng ta chưa giải quyết được câu chuyện gìn giữ di sản thì rất khó để nói đến câu chuyện phát huy. Rất cần có một quy chuẩn cụ thể, hay một chương trình đào tạo cụ thể cho những người thanh đồng để có thể gìn giữ và phát huy được các giá trị văn hoá tốt đẹp và nghệ thuật đặc sắc của nghi lễ hầu đồng.

Nghệ nhân Hoàng Tiến Hưng: Đồng bóng mọc như nấm sau mưa ảnh 6

Những thanh đồng chân chính đôi khi ẩn mình không muốn xuất hiện quá nhiều ở những chỗ không cần thiết

Tín ngưỡng Thờ Mẫu là một Shaman giáo, “căn duyên” đến với tín ngưỡng này có thể đến với bất cứ ai trong xã hội, bất kể trình độ văn hoá khác nhau. Vì là nội sinh, vì không có quy chuẩn cụ thể, vậy nên tất cả đều được truyền miệng từ đời này sang đời khác, đời cha truyền lại cho đời con, cứ thể truyền cho nhau; thậm chí không loại trừ khả năng truyền cả cái sai. Vì vậy, chúng ta phải tìm sự chuẩn mực trong các giáo lý và giáo luật. Giáo lý nằm trong các khoa cúng, không có giáo luật vì chưa thành Đạo nên không có.

Điều này cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý văn hoá, để xây dựng nên một quy chuẩn cụ thể dựa trên những thanh đồng thực hành nghi lễ hầu đồng như chúng tôi. Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam, Tứ phủ cũng có trai giới, cũng có những điều nghiêm cấm, cũng có cấm kỵ; nhưng cái chính là không có ai “tóm đầu” những thanh đồng, chưa có một “bàn tay thép” để “nắm cổ” các thanh đồng.

Điều này gây ra hệ luỵ: “thánh làng nào làng ấy thờ”, “chuông làng nào làng ấy đánh” và không ai chịu thua ai. Trong cái “vườn hoa trăm hoa đua nở” ấy, vẫn có một bộ phận nhỏ thanh đồng có được sự kính nhường, tôn trọng đối với những người đi trước – đó chính là lề lối cũ còn giữ được đến hôm nay.

Chúng ta đừng nghĩ rằng cứ truyền thụ, truyền bá là truyền cái đúng đâu, nhiều khi còn truyền cả cái sai. Cho đến thời điểm hiện tại, rất đáng tiếc rằng chúng ta vẫn chưa thể tìm ra một quy chuẩn hay một giáo trình về hầu đồng, hát văn tạm gọi là chuẩn nhất, chuẩn theo lối cổ thì gần như không có mà phần lớn đều chỉ là truyền miệng trong nhân dân. Các cơ quan quản lý văn hoá cần sớm vào cuộc, chung tay, có sự đánh giá và nhìn nhận cụ thể.

Nghệ nhân Hoàng Tiến Hưng: Đồng bóng mọc như nấm sau mưa ảnh 7

Cần có nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Cần quản lý để các thanh đồng đỡ bị mang tiếng

Trước tình trạng tương đối phức tạp đó là thanh đồng mọc lên “như nấm sau mưa”, trong đó những người hiểu biết và những thanh đồng chân chính rất lo lắng rằng uy tín của mình sẽ bị ảnh hưởng; vì vậy cần có một cơ quan quản lý tiến hành việc cấp giấy phép cho các thanh đồng. Chúng ta cần phải có Hội thanh đồng, bao gồm từ xã, huyện, tỉnh. Ở tỉnh Thái Bình đã có Tỉnh hội Thanh đồng và hiện đang hoạt động rất tốt, hiện đã có hơn 20 nghìn hành viên.

Những hội đó sẽ là gốc để các cơ quan quản lý đưa ra một quy chuẩn cụ thể. Như vậy, sẽ không còn có biến tướng, tất cả đi theo “sườn” đó, nếu không đúng theo “chuẩn” sẽ không được cấp giấy phép. Tất cả đều cần có một cái “chuẩn” nhất định, nếu không theo “chuẩn” đó thì sẽ không đạt được. Sau đó, chúng ta mới có thể tính đến việc cho phép và không cho phép.

Hoặc chúng ta có thể tính đến việc yêu cầu các thanh đồng làm cam kết, yêu cầu tất cả các cơ sở tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Thần thực hiện nghi thức hầu đồng thực thi đúng theo quy chuẩn đã định như thế.

Cần phải đưa ra được một văn bản pháp quy, cần phải yêu cầu các cá nhân, tập thể, tổ chức các cơ sở tín ngưỡng ký cam kết thực hiện đúng, đủ, không biến tướng; thực hành, thực thi đúng quy chuẩn về việc cúng, việc lên đồng, tuyệt đối không xa hoa, lãng phí, không bóp méo, đó mới là điều cần nhất. Và điều đó, nếu như làm được thì sẽ là rất tốt, sẽ làm cho mọi thứ tốt hơn, để cùng nhau đoàn kết bài trừ đi cái xấu!

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.