Nghẹn ngào và biết ơn nơi biển trời Trường Sa!

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Triển lãm ảnh “Yêu lắm Trường Sa ơi” diễn ra từ ngày 2 – 5/8/2024 tại đường sách Nguyễn Văn Bình, Q.1, TP.HCM giới thiệu 99 tác phẩm tôn vinh nét đẹp Trường Sa đến hội viên Hội Nhiếp ảnh Thành phố và đông đảo công chúng.
Cuộc sống mới trên đảo Trường Sa Lớn - Ảnh: Trường sinh
Cuộc sống mới trên đảo Trường Sa Lớn - Ảnh: Trường sinh

Các tác phẩm được thực hiện bởi nhóm tác giả Nguyễn Trường Sinh, Trương Quốc Trung, Phó Thị Thanh Hằng, Thạch Minh Lễ, Nguyễn Tấn Nghĩa, Nguyễn Tiến Quảng, Thân Văn Hải, Đặng Mi Rô, Đặng Thị Kim Phương, Huỳnh Phạm Anh Dũng trong chuyến thăm Trường Sa từ tháng 4 đến tháng 6/2024 vừa qua.

Các tác phẩm ghi lại những khoảnh khắc kiên cường cũng như cuộc sống đời thường của quân và dân trên đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1; đồng thời phản ánh tình cảm của người dân cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng với quân và dân nơi Trường Sa đầu sóng, ngọn gió.

Nghẹn ngào và biết ơn nơi biển trời Trường Sa! ảnh 1

Giản Thanh Sơn với nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Trường Sinh.

Nghẹn ngào xúc động…

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Trường Sinh bộc bạch: “Nhìn tôi, xin các bạn đừng vội thất vọng vì sao Hội nhiếp ảnh toàn để ông già ra Trường Sa tác nghiệp rồi triển lãm… Thật ra, trong nhóm còn có người ngoài 70 tuổi như anh Thân Văn Hải…

Khi anh em được lên tàu và hòa cùng không khí háo hức với gần 300 thành viên trong đoàn công tác và thuỷ thủ đoàn, nhiều sinh hoạt hướng về Trường Sa ý nghĩa diễn ra suốt hành trình thật sự cuốn hút, đôi lúc chúng tôi không nghĩ mình đang ở giữa biển khơi.

Những lúc rảnh rỗi, chúng tôi lên phía trên boong tàu ngắm nhìn biển trời Tổ quốc, nhìn về phía chân trời để cố nhận diện biên giới trên biển của mình như thế nào… Thi thoảng, chúng tôi bắt gặp đàn cá voi bơi trước mũi tàu, rồi cả những con chim ưng biển trên đầu… Khung cảnh thật tuyệt vời và lãng mạn, nhất là lúc bình minh và hoàng hôn trên biển khi xung quanh chỉ là chân trời.

Nghẹn ngào và biết ơn nơi biển trời Trường Sa! ảnh 2

Hoa tiêu cho tàu - Ảnh: Nguyễn Tiến Quảng

Hình ảnh đầu tiên chúng tôi được chạm đến là hòn đảo với hai ngôi nhà nổi lên trên mặt biển, và chỉ khi thuỷ triều dâng lên mới đưa mọi người lên trên đảo được. Chúng tôi bắt đầu cảm nhận được những khó khăn, vất vả, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm của những chiến sĩ trên đảo.

Chúng tôi vô cùng xúc động khi được đặt chân lên đảo và chứng kiến những tình cảm của các thành viên trong đoàn với các cán bộ, chiến sĩ, nhân dân nơi đây như là người thân, cùng “con Lạc cháu Hồng”. Họ quấn quýt khi gặp nhau rồi cùng nhau ca hát, tặng quà, kỷ vật và chụp hình lưu niệm.

Thời gian chúng tôi lên đảo cũng chỉ được một vài tiếng đồng hồ lại phải di chuyển tiếp đến đảo khác, cả chặng đường có khi nửa ngày, một đêm. Chúng tôi nhiều lần nghẹn ngào khi các chiến sĩ giữ đảo hỏi: “Các bác có gửi hình cho bố mẹ cháu được không?”.”.

Nghẹn ngào và biết ơn nơi biển trời Trường Sa! ảnh 3

Tình cảm đến với Trường Sa - Ảnh: Nguyễn Thị Thanh Hằng

“Trong hành trình ấy, có một thứ tình cảm thiêng liêng dâng lên khó tả!”, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Trường Sinh nói thêm.

Và “biết ơn”!

“Chúng tôi luôn nhớ đến sự kiện Gạc Ma cách đây 36 năm - đó là cuộc chiến không cân sức khi mà cán bộ và chiến sĩ của ta biết có thể hy sinh song không hề run sợ, quyết không lùi bước, dũng cảm, ngoan cường, quyết một lòng bảo vệ biển đảo đến hơi thở cuối cùng. 64 cán bộ, chiến sĩ hải quân Việt Nam đã ngã xuống, hình hài các anh giờ vẫn còn hòa vào biển mặn, dưới đáy biển sâu.

Bước lên trên đảo, dù chỉ là ngôi nhà nổi lên trên mặt nước hay những nhà giàn DK1 trên biển, chúng tôi mới hiểu hết ý nghĩa của từ “biết ơn”, biết ơn những người đã ngã xuống, những người đang ngày đêm canh giữ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Nghẹn ngào và biết ơn nơi biển trời Trường Sa! ảnh 4

Chiến sĩ hải quân trên đảo Sinh Tồn Đông - Ảnh: Trường Sinh

Trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc, biển đảo luôn là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời, không thể chia cắt. Đó là xương máu, là ý chí và khát vọng của tổ tiên. Bằng công sức, mồ hôi và cả tính mạng bao đời các thế hệ người Việt đã xác lập, quản lý và bảo vệ.

Chúng tôi với tư cách người cầm máy ảnh, kể câu chuyện bằng hình ảnh cũng chưa thể tải truyền tải hết được ý nghĩa đó. Chúng ta, ai cũng có thể đến được cột cờ Lũng Cú ở Hà Giang, đến mũi Cà Mau để cảm nhận biên giới Tổ quốc trên đất liền nhưng không phải ai cũng có thể đến được Trường Sa để thấy tận mắt, để cảm nhận được biên giới ở trên biển….

Khi chúng tôi đến, tất cả tay bắt mặt mừng, đoàn tụ sum vầy, vui vẻ quấn quýt bên nhau rồi chia tay đầy quyến luyến. Con tàu rời đảo, xa dần, xa dần. Trong lòng chúng tôi hụt hẫng, hình bóng các chiến sĩ hải quân mờ dần ở phía chân trời, có người lặng lẽ ngồi bên ô cửa sổ con tàu đã rời xa cứ thế chìm vào những cảm xúc miên man về cuộc hành trình đầy cảm xúc!”, vẫn lời nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Trường Sinh.

Nghẹn ngào và biết ơn nơi biển trời Trường Sa! ảnh 5

Thương lắm Trường Sa ơi - Ảnh: Trương Quốc Trung.

Và tên gọi cuộc triển lãm “Yêu lắm Trường Sa ơi” - là những tình cảm rất chân thật của tất cả những thành viên trong các đoàn công tác đến Trường Sa - nơi mà 10 anh chị em trong nhóm nhiếp ảnh cũng nằm trong số đó với những nghẹn ngào xúc động, những giọt nước mắt của sự yêu thương và lòng biết ơn trước sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống nơi biển trời Trường Sa.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).