Nghiên cứu khẳng định tiêm vaccine ngừa COVID-19 ít liên quan đến vấn đề tim mạch

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nghiên cứu mới, do các nhà khoa học Mỹ tiến hành, cho thấy tiêm vaccine ngừa COVID-19 ít liên quan đến những trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 bị đau tim, đột quỵ và các vấn đề tim mạch khác.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Rosemead, California, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Rosemead, California, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá các trường hợp đã tiêm đủ và chưa đủ liều vaccine cơ bản ngừa COVID-19, cũng như mối liên quan giữa vaccine với các biến cố tim mạch bất lợi nghiêm trọng (MACE) ở Mỹ.

Để đưa ra được kết luận trên, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Y Icahn đã xem xét dữ liệu về COVID-19 từ Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) của 1.934.294 bệnh nhân, trong đó 217.843 người đã tiêm vaccine công nghệ mRNA của Pfizer/BioNTech hoặc Moderna, hoặc đã tiêm vaccine công nghệ vector của Johnson & Johnson.

Tác giả chính của nghiên cứu, Giáo sư y học tại trường Đại học Y Icahn, ông Girish N. Nadkarni, cho biết: "Chúng tôi đã tìm cách làm rõ tác động của việc tiêm vaccine đến các vấn đề về tim mạch ở những người đã mắc COVID-19 và thấy rằng ở những người có bệnh lý nền, như từng mắc MACE, tiểu đường type 2, cholesterol cao, bệnh lý về gan, béo phì, có nguy cơ biến chứng thấp hơn". Theo ông, dù chưa thể xác nhận nguyên nhân cụ thể gây ra các bệnh lý tiêm mạch, song kết quả nghiên cứu vẫn là một bằng chứng cho thấy tiêm phòng có tác dụng đối với nhiều biến chứng hậu COVID-19. Nghiên cứu trên đã được đăng trên tạp chí của Đại học Tim mạch Mỹ, số ra ngày 20/2.

Cùng ngày, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố các số liệu mới nhất cho thấy hơn 80% số ca nhiễm mới ở nước này nhiễm biến thể XBB.1.5. Cụ thể, 80,2% số ca mắc mới COVID-19 tại Mỹ nhiễm biến thể XBB.1.5 trong tuần kết thúc ngày 18/2, tăng 73% so với tuần trước đó.

CDC bắt đầu thống kê số ca mắc XBB.1.5 từ tháng 11/2022, khi đó chỉ có gần 1% số ca nhiễm biến thể này tại Mỹ. Kể từ đó, biến thể này đã lây lan rất nhanh trên cả nước. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy XBB.1.5 có bộ gene đột biến đáng lo ngại, cho phép lây lan nhanh hơn các biến thể trước đó. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết dù XBB.1.5 lây lan dễ dàng hơn nhưng không gây bệnh nặng hơn.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel kêu gọi ngừng cải cách tư pháp
Bộ trưởng Quốc phòng Israel kêu gọi ngừng cải cách tư pháp
(Ngày Nay) - Tối 25/3, Bộ trưởng Quốc phòng Israel, ông Yoav Gallant - một thành viên cấp cao thuộc đảng Likud của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, đã kêu gọi dừng kế hoạch cải cách tư pháp đang gây nhiều tranh cãi, đồng thời hối thúc người dân chấm dứt làn sóng biểu tình quy mô lớn phản đối chính phủ, cũng như tình trạng lực lượng dự bị quân sự từ chối tham gia huấn luyện.
Thủ tướng cùng các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc ngày hội.
Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo là động lực, nguồn lực trong phát triển
(Ngày Nay) -  Sáng 25/3, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự lễ Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ V năm 2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp tổ chức.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN.
Phát huy tối đa tiềm năng, sức sáng tạo của đội ngũ trí thức
(Ngày Nay) - Sáng 24/3, tại Thủ đô Hà Nội, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức (18/5/1963-18/5/2023) và 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (26/3/1983-26/3/2023).
Quang cảnh hội nghị.
Phát triển giáo dục, đào tạo vùng Tây Nguyên ngang với mặt bằng chung cả nước
(Ngày Nay) - Ngày 24/3, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị phát triển giáo dục đào tạo vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ-TW, ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.