Trong cuộc trả lời phỏng vấn trên phiên bản Sputnik tiếng Arab, cư dân Palmyra lên án hành động giết hại người dân tàn bảo của phiến quân IS và cảm ơn Nga đã hỗ trợ giúp giải phóng thành phố.
Người đàn ông có tên Mohammed nói rằng, Palmyra đã trải qua một trong những thời khắc khó khăn nhất của lịch sử, kể từ khi IS chiếm quyền kiểm soát thành phố này.
Binh sĩ quân đội Syria càm trên tay lá cờ đen của IS tại thành phố cổ Palmyra.
"Đó là một tội ác của IS, chúng đã giết hại hàng trăm dân thường. Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến quân đội và người Nga, đã cùng tham gia nỗ lực giải phóng thành phố quê hương", Moahmmed nói. "Giờ chúng tôi chỉ còn chờ việc rà phá bom mìn hoàn tất là có thể trở lại cuộc sống bình thường".
Gia đình của Mohammed đã buộc phải rời khỏi Palmyra đi sơ tán, sau khi khủng bố IS xâm chiếm thành phố. Kể từ đó, Mohammed và vợ mình đã sống tại Homs, nơi hai người tạm thời có một nơi trú ẩn an toàn.
Người dân ở Palmyra.
"Chúng tôi rời Palmyra chỉ vài giờ sau khi IS tràn ngập trong thành phố. Một vài người thân của chúng tôi vẫn còn mất tích", Mohammed nói.
Môt cư dân khác ở Palmyra, người chăn cừu tên Jassim, đã rời Palmyra đến Deir Ezzor sau khi thành phố cổ rơi vào tay IS. "Ngay khi đến Palmyra, khủng bố đã cướp mất đàn cừu và dê của tôi. Chúng còn châm lửa đốt cháy ngôi nhà hàng xóm sau khi biết người này làm việc tại một bưu điện nhà nước".
Về phần mình, binh sĩ quân đội Syria Ayham nói rằng, mình không thể chờ đợi đến khi hoàn toàn việc rà phá bom mìn ở Palmyra.
"Đây là một vinh dự đối với tôi để có thể chiến đấu bảo vệ thành phố quê hương. Đó là lý do tôi tình nguyện gia nhập đội quân giải phóng Palmyra. Tôi vui mừng vì giờ đây, mọi người đều có thể trở về nhà".
Thành phố cổ Palmyra sau khi được giải phóng khỏi IS.
Ngày 27/3 vừa qua, quân đội Syria cùng các nhóm vũ trang địa phương và các máy bay Nga yểm trợ trên không đã giải phóng hoàn toàn Palmyra, vốn thuộc quyền kiểm soát của IS trong gần một năm qua.
Phiến quân Hồi giáo IS đã phá hủy nhiều di tích văn hóa, lịch sử ở Palmyra - thành phố được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Đăng Nguyễn