Người Điếc có thể cảm nhận được niềm vui âm nhạc theo cách của riêng mình

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong bài hát mới ra mắt "Permission to dance" của nhóm nhạc BTS, người hâm mộ đã phát hiện ra các chàng trai sử dụng ngôn ngữ ký hiệu vốn dành cho người Điếc và khiếm thính. Điều này khiến một số đặt ra câu hỏi: Liệu người Điếc có thể nghe nhạc? 
Ngôn ngữ ký hiệu dành cho người Điếc và khiếm thính trong MV "Permission to dance" của BTS, Tôi muốn nhảy = Di chuyển hai ngón tay sang trái phải ở lòng bàn tay bên kia.
Ngôn ngữ ký hiệu dành cho người Điếc và khiếm thính trong MV "Permission to dance" của BTS, Tôi muốn nhảy = Di chuyển hai ngón tay sang trái phải ở lòng bàn tay bên kia.

Hầu hết chúng ta luôn cho rằng chỉ có một cách để thưởng thức âm nhạc – là lắng nghe. Giả định đó rất phổ biến, và mọi người sẽ ngạc nhiên khi thấy một người khiếm thính xuất hiện tại một buổi hòa nhạc, hoặc trở thành fan hâm mộ của một nghệ sĩ, ca sĩ nào đó. Trên thực tế, người khiếm thính cảm thụ âm nhạc theo cách thức khác với của người thường, nhưng họ chắc chắn có thể cảm nhận được niềm vui âm nhạc mang lại.

Người Điếc có thể cảm nhận được niềm vui âm nhạc theo cách của riêng mình ảnh 1

Không những vậy, họ thậm chí còn có thể tạo ra âm nhạc. Ví dụ kinh điển và phổ biến nhất chính là nhạc sĩ vĩ đại Beethoven (1770 – 1827). Trong 4 năm cuối đời, khi thính lực ngày càng suy giảm, ông vẫn có thể tạo ra âm nhạc có sức ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến thế hệ sau này.

Trước tiên cần hiểu rằng, hai từ “Điếc” và “Khiếm thính” là hoàn toàn khác nhau, chứ không phải "Điếc" là từ nói giảm nói tránh cho "Khiếm thính" như nhiều người lầm tưởng. Cụm từ “Người Điếc” (Deaf) dùng để chỉ những trường hợp bị mất thính lực hoàn toàn ở một hoặc cả hai tai. Cộng đồng Người Điếc có nền văn hóa riêng và sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp với nhau. Trong khi đó, Khiếm thính (Hearing Loss) dùng để chỉ người nghe kém, họ sử dụng cả ngôn ngữ ký hiệu và cả ngôn ngữ nói (có thể có sự hỗ trợ của máy trợ thính).

Đối với người Điếc thì việc được gọi là “Người Điếc” không hề mang ý xúc phạm hay tổn thương. Trái lại, đó là một sự tôn trọng dành cho cộng đồng Người Điếc nói chung. Có nhiều mức độ điếc khác nhau, từ “điếc nhẹ” đến “điếc sâu”. Mặc dù người Điếc không nghe theo cách thông thường, họ vẫn có thể cảm nhận âm nhạc, thậm chí một số người chơi được cả nhạc cụ.

Người Điếc và khiếm thính đều có thể cảm nhận được những rung động (vibration) do âm nhạc được phát thông qua cơ thể của họ. Họ có thể dễ dàng nhận thấy âm thanh vo ve khi xuất hiện âm trầm hoặc tiếng trống. Người khiếm thính sử dụng ngôn ngữ kí hiệu (ASL) để biểu đạt thay cho lời bài hát.

Những ngôn ngữ này kết hợp với hình ảnh trong clip ca nhạc và sự rung động âm thanh sẽ gợi lên nhiều loại cảm xúc khác nhau. Đó là cách người Điếc và khiếm thính thưởng thức âm nhạc.

Người Điếc có thể cảm nhận được niềm vui âm nhạc theo cách của riêng mình ảnh 2

Ngôn ngữ ký hiệu dành cho người Điếc và khiếm thính trong MV "Permission to dance" của BTS,

Thích thú = Hai tay đung đưa như gãi ngứa, ngón tay cái đưa ra và các ngón tay khác nắm lại.
Người Điếc có thể cảm nhận được niềm vui âm nhạc theo cách của riêng mình ảnh 3

Ngôn ngữ ký hiệu dành cho người Điếc và khiếm thính trong MV "Permission to dance" của BTS,

Hoà bình = Hai tay tạo thành chữ V và đung đưa trái phải.

Tham dự hòa nhạc lại là một trải nghiệm khác biệt. Thông thường, âm nhạc tại các buổi hòa nhạc rất lớn và điều đó có thể làm hỏng thiết bị trợ thính và thính giác. Trong tình huống như vậy, người khiếm thính sẽ tắt máy trợ thính. Điều này có thể khiến họ nghe nhạc được ít hơn, nhưng họ có thể thưởng thức âm nhạc thông qua các rung động khuếch đại được tạo ra bởi các loa lớn xung quanh kết hợp với hiệu ứng ánh sáng từ sân khấu, pháo hoa, vũ đạo...

Một số buổi hòa nhạc của các nghệ sĩ có bố trí thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu để diễn tả lời bài hát cho khán giả Điếc và khiếm thính của mình. Bằng cách này, người Điếc và khiếm thính có thể cảm nhận được âm nhạc và cũng nhận biết được lời của bài hát.

Theo lời chia sẻ của Son Sa Tang, một phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu tại hòa nhạc "Love yourself concert in Seoul 2019" của BTS, các bài hát của nhóm nhạc thường có beat nhanh, trình diễn kéo dài nhiều giờ đồng hồ, đôi khi phần lời nhạc sử dụng nhiều ẩn dụ, từ lóng, tiếng Hàn lẫn tiếng Anh, nên để có thể hỗ trợ cho người hâm mộ Điếc và khiếm thính tốt nhất, cô đã phải nghiên cứu các bài hát của BTS rất cẩn thận.

Son Satang cũng kể về việc bản thân phải chuẩn bị găng tay quấn bảo vệ cổ tay vì tiết tấu của các màn trình diễn khiến cô phải sử dụng cổ tay liên tục ở cường độ cao. "Nhưng khi những người hâm mộ đến cám ơn và hỏi rằng liệu lần sau tôi có thể đến nữa không, tôi đã thực sự thấy rất vui và cảm động."

Người Điếc và khiếm thính không cần chỉ phụ thuộc vào rung động và thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu để thưởng thức âm nhạc. D-PAN (The Deaf Performing Arts Network - Mạng lưới biểu diễn nghệ thuật dành cho người Điếc) là một tổ chức phi lợi nhuận với nỗ lực làm cho âm nhạc và văn hóa âm nhạc trở nên dễ tiếp cận hơn với cộng đồng người khiếm thính. D-PAN tạo lại các video âm nhạc của các bài hát nổi tiếng và những video này có các diễn viên Điếc và khiếm thính và thể hiện lời bài hát thông qua ngôn ngữ ký hiệu.

Trong bối cảnh bùng nổ công nghệ hiện tại, có nhiều hãng cũng chú ý hơn đến việc phát triển sản phẩm dành cho nhóm người yếu thế này. Có thể kể đến "chiếc áo âm nhạc" Soundshirt của công ty CuteCircuit (Anh), được thiết kế với 16 bộ cảm biến, chiếc áo phát ra xung điện và truyền tải cảm giác trên khắp cơ thể của người mặc với những giai điệu trùng khớp với âm nhạc được phát ra. Người Điếc và khiếm thính dù không nghe được nhưng có thể cảm nhận các nốt nhạc thông qua chiếc áo.

Tháng 3/2021, hãng điện tử Samsung (Hàn Quốc) cũng tuyên bố tai nghe không dây Galaxy Buds Pro của mình có thể hỗ trợ những người bị mất thính lực từ thể nhẹ đến trung bình có thể nghe nhạc, thậm chí tham gia trò chuyện tốt hơn với những người xung quanh. Những nỗ lực này đã phần nào giúp cộng đồng người khiếm thính có đời sống tinh thần phong phú và màu sắc hơn, và để "không ai bị bỏ lại phía sau", kể cả trong việc cảm nhận niềm vui từ âm nhạc.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?