Câu chuyện của một vận động viên Điếc chuyển giới

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sato So là một vận động viên nhảy sào và cũng là một người chuyển giới, anh đang theo dõi sát sao kỳ Thế vận hội Tokyo 2020 - nơi các vận động viên chuyển giới lần đầu tiên được thi đấu. Sato hy vọng bản thân sẽ có thể đại diện cho Nhật Bản tham gia Deaflympics (Thế vận hội của người Điếc) tại Brazil vào năm tới.
Sato So là vận động viên chuyển giới và là một người Điếc. Ảnh: Reuters
Sato So là vận động viên chuyển giới và là một người Điếc. Ảnh: Reuters

Sato cho biết sự góp mặt của vận động viên cử tạ chuyển giới người New Zealand Lauren Hubbard tại Thế vận hội Tokyo 2020 sẽ mang lại niềm hy vọng lớn lao cho những người thuộc cộng đồng LGBTQ+, những người luôn muốn chứng minh bản thân và mong muốn được mọi người công nhận. Đây cũng chính là điều mà vận động viên 25 tuổi này khao khát muốn được thực hiện.

Sẽ có 160 vận động viên thuộc cộng đồng LGBTQ+ tham gia tranh tài tại Olympic Tokyo 2020, biến kỳ Thế vận hội lần này trở thành đại hội thể thao toàn diện và đa dạng giới tính nhất từ trước tới nay.

Câu chuyện của một vận động viên Điếc chuyển giới ảnh 1

Những vận động viên Điếc như Sato sẽ tham dự kỳ Thế vận hội riêng mang tên Deaflympics. Ảnh: Reuters

"Khi còn trẻ, tôi đã từng tìm hiểu về cuộc sống của những người Điếc chuyển giới, nhưng chẳng có thông tin nào liên quan", Sato chia sẻ. "Tôi hy vọng rằng những người trẻ tuổi đang gặp khó khăn tương tự có thể lấy tôi làm nguồn động lực giúp họ suy nghĩ tích cực vì tôi đã vượt qua được những khó khăn ban đầu. Việc vừa là người Điếc vừa là người chuyển giới không phải là điều bất hạnh đối với tôi".

Năm 13 tuổi, Sato đã đặt câu hỏi về giới tính thực của mình. Khi học trung học, anh đã được giáo viên giới thiệu về nhảy sào và tìm thấy niềm vui từ bộ môn này. Mỗi lần bật nhảy là một lần Sato được bay lên không trung, anh quyết tâm theo đuổi nghiêm túc và luyện tập để trở thành một vận động viên chuyên nghiệp.

Ở tuổi 22, Sato quyết định phẫu thuật loại bỏ phần ngực nhưng không tiến hành quy trình chuyển đổi hoàn toàn hay điều trị bằng hormone.

Mặc dù xác định bản thân là đàn ông, nhưng về mặt pháp lý Sato vẫn là một phụ nữ và thi đấu ở hạng mục dành cho nữ. Sato cho biết tham gia cuộc thi với tư cách là nam sẽ đòi hỏi anh phải thực hiện quá trình chuyển đổi và sử dụng liệu pháp điều trị bằng hormone, nhưng bản thân anh không muốn vì lo ngại những biến chứng trong cơ thể.

"Trong tôi có rất nhiều cảm xúc lẫn lộn khi đưa ra quyết định đó. Tôi cảm thấy cơ thể mình không phù hợp để tiêm hormone. Nếu tôi chiến thắng ở hạng mục dành cho nam, có lẽ mọi người sẽ bàn tán, châm chọc rằng tôi chiến thắng vì đã tiêm hormone", Sato chia sẻ.

Sato hiện đang nỗ lực tập luyện và chuẩn bị cho kỳ Deaflympic thứ ba trong sự nghiệp. Anh đã từng giành được huy chương bạc trong kỳ Deaflympic đầu tiên tham dự vào năm 2013.

Câu chuyện của một vận động viên Điếc chuyển giới ảnh 2

Vào kỳ Deaflympic năm 2017, Sato đã phải ra về trắng tay, chính vì vậy mà anh đặt rất nhiều kỳ vọng sẽ giành được huy chương vàng trong kỳ Deaflympic năm sau.

Việc Olympic Tokyo 2020 có sự góp mặt của vận động viên cử tạ Lauren Hubbard đã làm dấy lên một cuộc tranh cãi về khả năng hòa nhập và tính công bằng trong thể thao bởi Hubbard đã từng thi đấu ở các giải nam trước khi tiến hành cuộc phẫu thuật chuyển giới vào năm 2013.

Tại Nhật Bản, nhiều người đã lên tiếng kêu gọi chính phủ thông qua luật bình đẳng LGBTQ+ trước khi giải đấu diễn ra nhằm tạo ra một di sản cho Thế vận hội Olympic 2020, giúp tăng tính đa dạng trong số lượng vận động viên tham gia.

Tuy nhiên, dự luật đã bị hoãn lại vào hồi tháng 6 khi vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía các nhà lập pháp bảo thủ.

"Tôi hy vọng rằng Nhật Bản có thể cởi mở và hòa nhập hơn để hỗ trợ các nhóm thiểu số, những người yếu thế có thể tham gia Thế vận hội. Thực lòng tôi mong mọi người thay đổi suy nghĩ dựa trên cái nhìn khách quan về vấn đề bình đẳng giới, chứ không chỉ phụ thuộc vào kỳ Olympic lần này", Sato chia sẻ.

Theo Reuters
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).