Người mắc COVID-19 không quá lo lắng khi cơ thể chưa hồi phục sau khỏi

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo các chuyên gia y tế, chế độ dinh dưỡng cũng như luyện tập đóng một vai trò vô cùng quan trọng, giúp người mắc COVID-19 phục hồi sức khỏe tốt nhất sau khi khỏi bệnh.
Bệnh nhân được bác sỹ khám sức khoẻ, đo huyết áp hậu COVID-19. (Ảnh: Thu Hương/TTXVN)
Bệnh nhân được bác sỹ khám sức khoẻ, đo huyết áp hậu COVID-19. (Ảnh: Thu Hương/TTXVN)

Tháng 10/2021, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố định nghĩa chính thức về hậu COVID-19. Hậu COVID-19 xảy ra ở người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2, thường là 3 tháng kể từ khi bắt đầu mắc COVID-19 với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế.

Về mặt lâm sàng, các triệu chứng sau COVID-19 chia thành 2 giai đoạn. Những triệu chứng kéo dài 4-12 tuần sau khi mắc bệnh gọi là tình trạng COVID-19 kéo dài còn các triệu chứng kể từ khi mắc COVID-19 kéo dài sau 3 tháng thì gọi là hậu COVID-19.

Theo WHO, hậu COVID-19 có thể khiến sức khỏe con người bị suy giảm kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội của người bị mắc COVID-19.

Họ bị ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và có thể gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội.

Đến thời điểm này, Việt Nam đã ghi nhận gần 9,4 triệu ca mắc COVID-19 và gần 7,2 triệu bệnh nhân khỏi bệnh. Nhiều bệnh nhân sau khi mắc COVID-19 đã gặp các triệu chứng tồn tại dai dẳng, thậm chí phải quay trở lại bệnh viện để điều trị. Thậm chí, có những bệnh nhân trong thời gian mắc bệnh không có triệu chứng nhưng vẫn bị hậu COVID-19.

Theo các chuyên gia y tế, chế độ dinh dưỡng cũng như luyện tập đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với người bệnh không chỉ trong thời gian mắc COVID-19 mà còn giúp người bệnh phục hồi lại sức khỏe tốt nhất sau khi khỏi bệnh.

Vậy nên ăn uống, luyện tập thế nào để đảm bảo đúng, an toàn và nâng cao thể trạng cho người mắc COVID là việc vô cùng quan trọng.

Bác sĩ Đỗ Anh, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai - Người đã trực tiếp tham gia điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bệnh viện dã chiến số 16, Thành phố Hồ Chí Minh và điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID -19 tại Hà Nội trong thời gian qua cho biết, chế độ dinh dưỡng cân đối và bổ sung đủ nước là chìa khóa quan trọng cho sự hồi phục của người bệnh COVID-19. Chế độ dinh dưỡng hợp lý còn có tác dụng giúp cải thiện chức năng phổi đối với bệnh nhân hậu COVID-19.

“Điều quan trọng nhất là chúng ta cần cung cấp đủ năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất nhằm giúp tái tạo hệ thống cơ, miễn dịch và năng lượng cho cơ thể hoạt động. Khi người bệnh có một chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng với rau củ quả, trái cây tươi, protein, hạn chế đồ chế biến sẵn, thì không cần phải uống thêm vitamin hay thuốc bổ. Còn trong trường hợp không bổ sung được đầy đủ dinh dưỡng từ thực phẩm thì nên tham khảo tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng để bổ sung các vi chất cần thiết cho cơ thể,” bác sỹ Đỗ Anh chia sẻ.

Về một số thực phẩm có tác dụng tốt cho người bệnh trong thời kỳ hậu COVID-19, bác sỹ Đỗ Anh cho biết người bệnh và gia đình người bệnh có thể tham khảo một số nhóm thực phẩm sau:

Người mắc COVID-19 không quá lo lắng khi cơ thể chưa hồi phục sau khỏi ảnh 1
Ảnh minh họa. (Nguồn: Food Navigator)

Thứ nhất, nhóm hoa quả tươi gồm quả lê, táo, bưởi,… Đó là những loại trái cây chứa nhiều vitamin, giàu chất chống oxy hóa, rất tốt cho hệ thống hô hấp, tăng cường chức năng miễn dịch.

Thứ hai là các loại rau xanh như cải ngọt, rau bina, cải xoăn, bắp cải, cà chua,... Những loại rau trên chứa rất nhiều vitamin cần thiết cũng như khoáng chất,… giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt tỏi và gừng là hai loại gia vị rất tốt cho quá trình thải độc tố của cơ thể cũng như có tác dụng diệt virus.

Thứ ba, về đồ uống thì nên uống trà xanh, bởi nó có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, tăng cường sức khỏe tim mạch, chống ung thư… Các món ăn giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống COVID-19 gồm súp gà, khoai tây, nước dừa, yến mạch, sữa chua…

Nhiều người bệnh sau khi khỏi COVID-19 thì bị hiện tượng hụt hơi, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và làm việc, bác sỹ Đỗ Anh cho biết, để cải thiện chức năng phổi hậu COVID-19, bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng bằng thực phẩm và các loại vitamin, người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt và tập luyện phù hợp để cơ thể hồi phục toàn diện. Các bài tập thở đơn giản để cải thiện lưu lượng máu đến phổi và các đường dẫn truyền trong lồng ngực, giúp tăng cường chức năng phổi.

“Chúng ta nên thực hiện các bài tập như đi bộ nhanh, thể dục nhịp điệu, đạp xe, chống đẩy, squat,... với cường độ vừa phải và tăng dần. Điều này giúp tăng nhịp tim và thúc đẩy lưu lượng máu, có thể giúp phổi phục hồi nhanh hơn,” bác sỹ Đỗ Anh cho biết.

Người mới khỏi COVID-19 cũng được khuyến cáo, nếu chủ quan, vẫn giữ nguyên cường độ tập như trước khi mắc bệnh sẽ khiến cơ thể không có thời gian phục hồi tổn thương (tổn thương cơ/rối loạn chuyển hóa/dinh dưỡng).

Ngoài ra việc vội vàng luyện tập trở lại và luyện tập không đúng phương pháp sẽ dẫn tới kéo dài thời gian hồi phục, thậm chí là tái phát bệnh và có thêm tổn thương (extra layer of complexity) như hụt hơi, đau ngực, giảm khả năng vận động, co cứng cơ, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt và các vấn đề về tim mạch cũng như hô hấp khác.

Thời điểm tập luyện tối ưu và an toàn được khuyến cáo là sau 7-10 ngày hết triệu chứng COVID-19. Người bệnh không nên tập luyện lại khi vẫn còn triệu chứng COVID-19 mà nên đợi sau khi hết triệu chứng ít nhất 7-10 ngày.

Khi tập trở lại nên tập chậm và tăng dần cường độ. Đặc biệt những người có vấn đề về tim mạch, hô hấp, sốt, ho, khó thở hay đau ngực kéo dài thì càng cần phải lưu tâm. Hãy lắng nghe cơ thể của bạn là lời khuyên luôn đúng trong mọi tình huống bởi sự hồi phục và thích ứng tùy thuộc vào cơ thể của mỗi người.

Với những người thích tập fitness cường độ cao, nên trao đổi với bác sỹ/ huấn luyện viên. Lộ trình được khuyến cáo là 4 tuần tập luyện để trở về trạng thái tập bình thường.

Đối với trường hợp người bệnh bị stress, mất ngủ vì hậu COVID-19, bác sỹ Đỗ Anh cho biết một số trường hợp sau khi khỏi bệnh chỉ đạt được 50% năng suất và sức lực so với trước. Điều đó khiến họ stress và mất ngủ. “Đừng quá lo lắng khi cơ thể bạn không hồi phục lại ngay khi khỏi bệnh. Ngay cả F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, tự khỏi, sau 7 ngày thì chỉ nên tập luyện lại 50% khả năng cũng như cường đồ so với lúc khỏe...”

Để cải thiện sức khỏe dần dần, người bệnh nên có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc. Điều này sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại bệnh COVID-19. Bên cạnh đó, nên tập Yoga. Thực tế đã chứng minh rằng tập luyện Yoga và thiền giúp cải thiện sức khỏe phổi, hồi phục cơ thể sau nhiễm COVID-19.

Người bệnh cũng không nên hút thuốc, hạn chế tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm, hóa chất độc hại để tránh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi và phát triển các bệnh về hô hấp khác. Đồng thời nghiêm túc thực hiện 5K để tránh tái nhiễm biến chủng khác của COVID-19.

Bình luận
Tiến tới Đại hội XIV của Đảng: Nhiều ý kiến tâm huyết góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị
Tiến tới Đại hội XIV của Đảng: Nhiều ý kiến tâm huyết góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị
(Ngày Nay) -  Ngày 14/4, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức hội nghị góp ý kiến xây dựng Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Cú sốc thuế quan với quốc gia "chưa ai từng nghe đến"
Cú sốc thuế quan với quốc gia "chưa ai từng nghe đến"
(Ngày Nay) - Nhờ Tổng thống Trump, giờ đây chúng ta biết rằng Maseru là thủ đô của Lesotho, rằng đói nghèo đang hoành hành một nửa dân số của quốc gia này, và rằng tỷ lệ mắc HIV/AIDS tại đây thuộc loại cao nhất thế giới.
AI cách mạng hóa ngành dự báo thời tiết
AI cách mạng hóa ngành dự báo thời tiết
(Ngày Nay) - Ngành dự báo thời tiết đã có những bước tiến lớn về độ chính xác nhưng vẫn gặp khó khăn với các dự đoán siêu cục bộ. Tuy nhiên, sự gia tăng của các mô hình thời tiết AI trong những năm gần đây đã giúp các công ty thương mại nhỏ phát triển khả năng đưa ra các dự đoán chuyên biệt, như lượng mưa tại một khu phố cụ thể hay tốc độ gió tác động lên turbine.
Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới
Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới
(Ngày Nay) - Triển lãm du lịch và kỳ nghỉ lần thứ 28 của Canada được tổ chức vào cuối tuần qua với sự tham gia tích cực của Đại sứ quán Việt Nam, đại diện các đoàn ngoại giao quốc tế, các công ty lữ hành, hãng hàng không và các nhà điều hành dịch vụ du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Các thành viên Quỹ Nam Phương, các nghệ sĩ Tiêu Minh Phụng, Đỗ Phú Quí, OgeNus và cộng đồng fan chúc mừng Negav đón tuổi mới đầy ý nghĩa
Một sinh nhật, hàng trăm niềm vui: FC Negav cùng Quỹ Nam Phương mang cầu mới về miền Tây
(Ngày Nay) - Ngày 13/04/2025, Lễ Khởi công cầu Khang Thành An – dự án thiện nguyện do cộng đồng người hâm mộ rapper Negav (Đặng Thành An) và Quỹ Nam Phương cùng nhau thực hiện, được tổ chức tại xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Diễn ra nhân dịp sinh nhật Negav, sự kiện lan tỏa trọn vẹn tinh thần “Giving Birthday” – "Cho đi là còn mãi, Cho đi để nhận lại yêu thương"
Ấn Độ ra mắt Khung năng lực AI nhằm chuyển đổi dịch vụ công
Ấn Độ ra mắt Khung năng lực AI nhằm chuyển đổi dịch vụ công
Với hơn 3,1 triệu công chức, Ấn Độ đã thực hiện một bước tiến táo bạo hướng tới quản trị dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) thông qua việc công bố một khung năng lực toàn diện nhằm nâng cao năng lực AI trong toàn bộ khu vực công. Dựa trên Khung năng lực về AI và chuyển đổi số dành cho công chức do UNESCO ban hành, Ấn Độ đang khẳng định vị thế tiên phong trong việc tích hợp AI vào phát triển năng lực hành chính công trên quy mô lớn, với trọng tâm đặt vào nguyên tắc đạo đức và quyền con người.
Bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch khóa họp thứ 42 của Đại hội đồng UNESCO (bên phải).
Tái khẳng định sứ mệnh bền vững của UNESCO: Khơi dậy tinh thần hòa bình thông qua hợp tác trí tuệ
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, khi xung đột leo thang và niềm tin vào hợp tác quốc tế bị lung lay, sứ mệnh bền vững của UNESCO - thúc đẩy hòa bình thông qua tình đoàn kết trí tuệ và đạo đức - chưa bao giờ trở nên cấp thiết như hiện nay. Đó là những lời mở đầu trong bài phát biểu của bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch khóa họp thứ 42 của Đại hội đồng UNESCO, tại phiên Toàn thể của Khóa họp thứ 221 Hội đồng Chấp hành UNESCO.