Người Mỹ tin rằng AI đe dọa tương lai loài người

0:00 / 0:00
0:00
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể đẩy tương lai loài người vào nguy hiểm. Đây là kết quả khảo sát người dân Mỹ mới được hãng tin Reuters (Anh) và hãng Ipsos phối hợp thực hiện, công bố ngày 17/5.
Người Mỹ tin rằng AI đe dọa tương lai loài người

Theo đó, hơn 2/3 số người Mỹ được hỏi tỏ ra lo ngại về những tác động tiêu cực của AI và 61% tin rằng công nghệ này có thể đe dọa nền văn minh loài người. Kể từ khi ChatGPT của OpenAI trở thành ứng dụng phát triển nhanh nhất từ trước đến nay, AI ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong cuộc sống hằng ngày và được quan tâm nhiều hơn. Sự phát triển của ChatGPT cũng đã phát động một cuộc đua giữa các hãng công nghệ lớn như Microsoft và Google trong lĩnh vực AI.

Các nghị sĩ và các công ty AI cũng bày tỏ lo ngại. Giám đốc điều hành của OpenAI Sam Altman đã ra điều trần trước Quốc hội Mỹ, cảnh báo về nguy cơ lạm dụng công nghệ này đồng thời kêu gọi có biện pháp quản lý phù hợp.

Khảo sát của Reuters/Ipsos chỉ ra số người Mỹ tin rằng công nghệ AI có thể gây tác dụng phụ cao gấp 3 lần số người không có quan điểm này. Theo kết quả khảo sát, 61% người được hỏi tin rằng AI có thể gây nguy cơ cho loài người trong khi 22% người được hỏi không đồng ý với ý kiến này và 17% không chắc chắn. Theo Giám đốc Viện nghiên cứu chính sách tương lai cuộc sống của Mỹ, Landon Klein, giới chuyên gia đánh giá giai đoạn hiện nay với AI cũng giống như thời điểm khởi đầu kỷ nguyên hạt nhân.

Dù vậy, những người làm trong ngành AI cho rằng công chúng nên tìm hiểu nhiều hơn về lợi ích của AI. Giáo sư Sebastian Thrun, nhà khoa học máy tính tại Stanford cũng là người sáng lập Google X, cho rằng những lo ngại đều chính đáng nhưng nhìn chung các cuộc thảo luận vẫn chưa dành sự quan tâm xứng đáng tới lợi ích của AI, mục đích ban đầu sáng tạo ra công nghệ này. AI sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, giúp con người tiến bộ và hiệu quả hơn.

Ion Stoica, Giáo sư từ UC Berkeley kiêm nhà đồng sáng lập công ty Anyscale, dẫn chứng những ứng dụng AI hữu ích như tạo ra cuộc cách mạng phát triển thuốc chữa bệnh. So với ChatGPT thì những ứng dụng hữu ích này không dễ dàng nhận ra. Giáo sư Stoica cho biết AI cũng đã được ứng dụng nhiều trong cuộc sống và công việc của người dân Mỹ mà họ chưa biết.

Cuộc khảo sát trực tuyến được thực hiện với 4.415 người trưởng thành tại Mỹ từ ngày 9-15/5.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.