Người tiền sử từng ngủ đông

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Các mẫu hóa thạch xương người tiền sử ở Tây Ban Nha cho thấy chủng người Neanderthal và tổ tiên của họ đã áp dụng hành vi ngủ đông quen thuộc của loài gấu để tránh rét.

Người tiền sử từng ngủ đông

Các dấu hiệu tổn thương trong xương hóa thạch của người Neanderthal cũng tương tự như trong xương của các loài động vật ngủ đông khác. Những bằng chứng này cho thấy người tiền sử đã đối phó với mùa đông dữ dội trong quá khứ bằng cách làm chậm quá trình trao đổi chất và ngủ trong nhiều tháng.

Kết luận này dựa trên các cuộc khai quật trong một hang động có tên là Sima de los Huesos tại Atapuerca, miền Bắc Tây Ban Nha.

Trong ba thập kỷ qua, những hóa thạch của người Neanderthal đã được phát hiện dưới các lớp trầm tích nằm dưới đáy của hang Sima de los Huesos ở Atapuerca. Các nhà nghiên cứu cho biết hang động này thực sự là một hố chôn tập thể, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng nghìn chiếc răng và mảnh xương dường như đã được cố tình vứt ở đó. Những hóa thạch này có niên đại hơn 400.000 năm và có thể là của người Neanderthal đầu tiên hoặc tiền nhân của họ.

Địa điểm này là một trong những kho tàng cổ sinh vật học quan trọng nhất và đã cung cấp những hiểu biết quan trọng về quá trình tiến hóa của loài người ở châu Âu.

Trong một bài báo đăng trên tạp chí L'Anthropologie, ông Juan-Luis Arsuaga, người dẫn đầu nhóm khai quật đầu tiên tại Atapuerca cho rằng các hóa thạch được tìm thấy ở đó tồn tại các biến thể theo mùa. Điều này cho thấy sự phát triển của xương đã bị gián đoạn trong vài tháng mỗi năm.

Bằng chứng này cho thấy những người tiền sử này đã có thể điều chỉnh trạng thái trao đổi chất, giúp họ tồn tại trong một thời gian dài trong điều kiện lạnh giá với nguồn cung cấp thực phẩm hạn chế và đủ lượng chất béo dự trữ trong cơ thể bằng cách ngủ đông.

Các nhà nghiên cứu thừa nhận khái niệm "nghe có vẻ giống như khoa học viễn tưởng" nhưng chỉ ra rằng nhiều loài động vật có vú bao gồm các loài linh trưởng như vượn cáo cũng làm điều này.

“Bằng chứng này cho thấy rằng cơ sở di truyền và sinh lý học cho sự giảm trao đổi chất như vậy có thể được bảo tồn ở nhiều loài động vật có vú bao gồm cả con người”, ông Arsuaga chỉ ra.

Các dấu hiệu tổn thương được tìm thấy trong xương người tại hang Sima phù hợp với các tổn thương được tìm thấy trong xương của động vật có vú ngủ đông, bao gồm cả gấu hang động. “Chiến lược ngủ đông sẽ là giải pháp duy nhất để họ sống sót khi phải trải qua hàng tháng trời trong hang động do điều kiện lạnh giá", nhóm nghiên cứu chỉ ra.

Tuy nhiên, đã có phản bác rằng người Inuit và Sámi hiện đại, mặc dù sống trong điều kiện hết sức lạnh giá, nhưng lại không hề ngủ đông.

Ông Arsuaga cho rằng câu trả lời là hải sản và mỡ tuần lộc cung cấp thức ăn cho người Inuit và Sami trong suốt mùa đông và do đó loại trừ nhu cầu ngủ đông của họ. Ngược lại, khu vực xung quanh địa điểm hang Sima nửa triệu năm trước không cung cấp đủ thức ăn cho người tiền sử.

Theo The Guardian
Bình luận
Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An phối hợp với các chuyên gia đến từ Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Viện Trần Nhân Tông tiến hành công tác rập thác bản văn bia Ma Nhai. Ảnh: TTXVN.
Độc đáo bài văn bia được khắc trên núi đá từ 700 năm trước
(Ngày Nay) - Bia Ma Nhai là một chứng tích lịch sử duy nhất còn lại trên mảnh đất Con Cuông, Nghệ An được khắc vào núi đá, có niên đại cách ngày nay gần 700 năm (1335). Năm 2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận bia Ma Nhai là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Một bộ phim kiệm lời về thời chiến
Một bộ phim kiệm lời về thời chiến
(Ngày Nay) - Trong đêm khuya, sau suất chiếu đầu tiên của “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” tại Hà Nội, đồng nghiệp nhắn hỏi: “Phim có hay không?”. Tôi đáp: “Em nghĩ bộ phim sẽ thay đổi cách chúng ta xem chiến tranh. Một tác phẩm kiệm lời về thời chiến”.
Linh hoạt thích ứng với chính sách thuế mới của Mỹ
Linh hoạt thích ứng với chính sách thuế mới của Mỹ
(Ngày Nay) - Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ; trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia bị đánh thuế đối ứng ở mức 46% đối với nhiều nhóm mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
Cấy ghép não giúp biến suy nghĩ thành giọng nói
Cấy ghép não giúp biến suy nghĩ thành giọng nói
(Ngày Nay) - Một nhóm nhà khoa học tại California (Mỹ) vừa công bố kết quả đột phá trong lĩnh vực giao tiếp thần kinh: Một thiết bị cấy ghép não có thể giải mã suy nghĩ và chuyển đổi thành lời nói gần như tức thì.