Người trẻ tìm tới hội họa để 'chạy trốn' áp lực

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đối mặt với những áp lực của cuộc sống hiện đại và dịch bệnh đang khiến nhiều người trẻ dễ rơi vào trạng thái chán nản và đánh mất động lực sống tích cực. Một số người đã tìm tới hội họa như một cách để cân bằng cảm xúc và trị liệu tinh thần.
Người trẻ tìm tới hội họa để 'chạy trốn' áp lực

“Mỗi ngày tôi lại thấy ngộp thở vì xung quanh mình chỉ có 4 bức tường”, Thảo Ly – 23 tuổi, mô tả cảm giác của những ngày cô phải tự cách ly tại nhà. “Tôi vốn có xu hướng khép kín bản thân khi đối diện với những áp lực và rất ngại chia sẻ. Tôi khó kìm nén bản thân hơn khi nghĩ về những khó khăn mình đang trải qua”.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều người trẻ đang phải tự đối mặt với những thách thức khó khăn về tâm lý.

Theo chuyên gia tâm lý Vũ Việt Anh – Tổng giám đốc Học Viện Thành Công, khi tách biệt hoàn toàn với các hoạt động giao tiếp ngoài xã hội, nhiều người trẻ sẽ phải đối mặt một số áp lực từ phía gia đình, và xã hội.

Áp lực từ phía gia đình đó là sự chồng chéo lịch sinh hoạt, cảm giác bức bối, thiếu vận động dẫn đến căng thẳng, cáu gắt, áp lực điểm số, hiệu suất công việc, trong khi áp lực từ xã hội là khi công việc có sự biến chuyển; tấm gương thành công liên tục xuất hiện; những tin tức dịch bệnh và ảnh hưởng của dịch bệnh…

“Tất cả những điều đó, vô hình chung tạo nên tâm lý hoang mang, sợ hãi hoặc cảm giác cô đơn ở người trẻ”, ông Việt Anh chỉ ra.

Vị chuyên gia này cũng cảnh báo nếu những người trẻ không tìm cho mình được những hoạt động thư giãn phù hợp, có thể dẫn đến sự mất cân bằng trong cảm xúc thậm chí là bệnh lý.

Để tránh làm bản thân “rảnh rỗi sinh nông nổi” trong những ngày cách ly, Thảo Ly quyết định vẽ tranh để khiến tâm trí mình bận rộn và tránh xa những suy nghĩ tiêu cực.

“Đầu tiên chỉ là tô màu trên sách mẫu có sẵn, sau đó tôi chuyển sang vẽ màu nước để được sáng tạo nhiều hơn”, Ly chia sẻ. “Vẽ tranh và tô màu giúp tôi hiểu được cảm xúc của bản thân nhiều hơn: nếu chọn một gam màu nhạt, tức là hôm đó tôi không vui, nếu chọn những gam màu rực rỡ, thì hôm đó tôi rất thoải mái”.

Người trẻ tìm tới hội họa để 'chạy trốn' áp lực ảnh 1

Hội họa giúp Thảo Ly quên đi căng thẳng trong những ngày tự cách ly.

Lan Phương – một nhân viên marketing nội thất, cho biết dịch bệnh khiến cô phải tạm gác các chuyến du lịch, ít được ra ngoài gặp bạn bè hơn, nhưng cũng là dịp để sống chậm lại.

Sẵn có niềm yêu thích với nghệ thuật, Phương đã tìm tới các khóa học vẽ tranh để thư giãn, cũng như thử thách bản thân.

“Tôi từng nghĩ bản thân mình vẽ không đẹp, nhưng sau khi được hướng dẫn và hoàn thành bức vẽ thì tôi hoàn toàn bất ngờ với khả năng của mình”, cô gái 24 tuổi chia sẻ. “Tôi dần tự tin hơn vào bản thân vì biết khả năng của mình không chỉ giới hạn trong suy nghĩ”.

Người trẻ tìm tới hội họa để 'chạy trốn' áp lực ảnh 2

Lan Phương cho biết cô duy trì thói quen đi vẽ tranh vào cuối tuần để xả stress sau một tuần làm việc.

Theo chị Đỗ Uyên – đồng sáng lập một chuỗi không gian cà phê nghệ thuật tại Hà Nội, ngày càng có nhiều bạn trẻ có nhu cầu tìm tới các khóa học chủ đề, đặc biệt là vẽ tranh, để xả stress và giải tỏa những áp lực trong cuộc sống.

“Hội họa đóng vai trò quan trọng trong các giai đoạn phát triển tâm lý và là một phương pháp trị liệu hiệu quả nếu chúng ta có những vướng mắc chưa được giải quyết”, Đỗ Uyên chia sẻ. “Nó cũng là cách để chúng ta kết nối bản thân với những người xung quanh hay thấu hiểu chính mình”.

Người trẻ tìm tới hội họa để 'chạy trốn' áp lực ảnh 3

Không gian vẽ tranh thư giãn tại Couchsurfing Café (ảnh chụp trước ngày 27/4).

Xuất phát từ quan niệm, Đỗ Uyên và các cộng sự đã xây dựng một mô hình khóa học dạy vẽ khác biệt bằng cách đặt trọng tâm vào việc kết nối những người vẽ tranh lại với nhau.

“Không chỉ là những buổi vẽ tranh thuần túy, chúng tôi muốn trong các buổi học này, mọi người có thể thoải mái trao đổi về sở thích và quan điểm cá nhân thay vì chỉ tập trung hoàn thiện bức tranh”, Đỗ Uyên nói.

“Thông qua hội họa, tôi muốn mọi người nhận ra xung quanh mình vẫn còn nhiều giá trị tinh thần chưa được khám phá hoặc đã đánh mất từ lâu”, chị Đỗ Uyên chia sẻ.

Theo chuyên gia Vũ Việt Anh, giai đoạn dịch bệnh là thời gian phù hợp nhất để người trẻ thử thách bản thân mình ở một lĩnh vực mới, đặc biệt là sáng tạo nghệ thuật.

“Sáng tạo có thể ở bất kỳ đâu như nhà bếp, phòng khách, sân kho…. Biết đâu sau khi có thể sinh hoạt bình thường trở lại, bạn lại có trong tay một nghề tay trái để cuộc sống thú vị hơn”, ông Việt Anh nói. “Tôi luôn tin tưởng vào sự sáng tạo, sự thích ứng của các bạn trẻ với cuộc sống”.

Theo các chuyên gia tâm lý, hội họa là một trong những phương pháp trị liệu nghệ thuật (art therapy) giúp giải tỏa cảm xúc tiêu cực, tăng sự tập trung và khả năng ghi nhớ, sáng tạo. Qua hội họa, chúng ta có thể giải tỏa tất cả uất ức, căng thẳng, giải quyết xung đột tâm lý mà không thể diễn tả bằng ngôn ngữ, không chịu chia sẻ với người khác.

Mặt khác, hội họa giúp chúng ta hiểu rõ bản thân mình hơn, từ đó học cách hài lòng với những gì mình có, kể cả những khuyết điểm mà trước đây mình không dám thừa nhận.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?